00-tien-dien-tu-la-gi-banner.webp

Tiền điện tử là gì? Các loại tiền điện tử hiện nay

Ngày đăng 20/03/2025

Tiền điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến trong thế giới tài chính số nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của loại tiền này. Tiền điện tử mang lại những lợi ích không nhỏ cho người dùng nhờ tính bảo mật cao và tốc độ giao dịch nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch.  

Bên cạnh những loại tiền điện tử hợp pháp, cũng có những đồng tiền ảo không được công nhận chính thức đi kèm với những rủi ro khi đầu tư. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Home Credit tìm hiểu chi tiết về tiền điện tử là gì, các loại tiền điện tử phổ biến và ưu-nhược điểm trong bài viết sau đây nhé! 

Bài viết liên quan: 

1-tien-dien-tu-dang-la-chu-de-duoc-nguoi-dung-dac-biet-quan-tam.webp

Tiền điện tử đang là chủ đề được người dùng đặc biệt quan tâm 

1. Tiền điện tử là tiền gì?  

Tiền điện tử là một dạng tiền tệ kỹ thuật số, tồn tại và được giao dịch trong môi trường điện tử. Khác với tiền mặt tồn tại dưới dạng vật chất, tiền điện tử được biểu diễn bằng các con số và được lưu trữ trên các thiết bị điện tử, từ máy tính, điện thoại thông minh đến các loại ví điện tử.  

Loại tiền này cho phép người dùng thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua internet hoặc các mạng lưới điện tử khác. 

Theo lịch sử, ý tưởng về tiền điện tử đã xuất hiện từ những năm 1980 nhưng phải đến những năm 1990 với sự phát triển của Internet, tiền điện tử mới bắt đầu được ứng dụng rộng rãi. Tính tới năm 2020, thế giới có hơn 5400 loại tiền điện tử khác nhau đang được lưu hành. 

2-tien-dien-tu-duoc-su-dung-de-mua-hang-hoa-va-dich-vu-truc-tuyen-dau-tu-giao-dich.webp

Tiền điện tử được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến, đầu tư, giao dịch trên sàn có sử dụng loại tiền này 

2. Các loại tiền điện tử phổ biến hiện nay 

Sau khi tìm hiểu tiền điện tử là gì và xuất phát từ đâu, tiền điện tử có thể được phân loại thành ba loại chính: tiền số pháp định, tiền ảo và tiền mã hóa. 

2.1. Tiền số pháp định 

Tiền số pháp định (hay còn gọi là tiền kỹ thuật số) là dạng tiền điện tử được phát hành và quản lý bởi Ngân hàng Trung ương của một quốc gia, được chính phủ công nhận và có giá trị pháp lý tương đương với tiền mặt.  

Loại tiền này được xem là một hình thức số hóa của tiền tệ quốc gia, được lưu trữ trong các hệ thống điện tử như thẻ ATM, tài khoản ngân hàng, ví điện tử,... Người sở hữu tiền số pháp định có thể dễ dàng chuyển đổi sang tiền giấy truyền thống và ngược lại.  

Ví dụ về tiền số pháp định: Nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY) của Trung Quốc, đồng eNaira của Nigeria, tiền điện tử của Nga như Rúp kỹ thuật số,... 

3-tinh-den-thang-7-2022-toan-the-gioi-da-co-gan-100-nuoc-dang-nghien-cuu-phat-trien-tien-so-phap-dinh.webp

Tính đến tháng 7/2022, toàn thế giới đã có gần 100 nước đang nghiên cứu phát triển tiền số pháp định 

2.2. Tiền ảo 

Tiền ảo là loại tiền điện tử được phát hành và quản lý bởi các tổ chức hoặc doanh nghiệp tư nhân, không được chính phủ công nhận là tiền tệ hợp pháp. Tiền ảo thường được sử dụng trong các môi trường trực tuyến như trò chơi điện tử, mạng xã hội hoặc các nền tảng thương mại điện tử nhất định. 

Tiền ảo tồn tại dưới nhiều hình thức như xu (coins), điểm thưởng (points) hay token,... Mục đích sử dụng của tiền ảo thường giới hạn trong phạm vi của nền tảng phát hành. 

Ví dụ về tiền ảo: Bạn chơi game A, trong đó sử dụng đơn vị tiền tệ là X để mua bán và giao dịch. Tuy nhiên, tiền X chỉ có giá trị trong phạm vi game A. Bạn sẽ không thể quy đổi ra tiền thật hoặc sử dụng ngoài nền tảng đó. 

2.3. Tiền mã hoá 

Tiền mã hóa (cryptocurrency) là một phân nhánh của tiền ảo, hoạt động trên nền tảng công nghệ blockchain và không bị kiểm soát bởi bất kỳ chính phủ hay tổ chức trung ương nào. Loại tiền này sử dụng công nghệ mã hóa để bảo mật các giao dịch và kiểm soát việc tạo ra đơn vị tiền tệ mới. 

Bitcoin là ví dụ điển hình nhất của tiền mã hóa, được tạo ra vào năm 2009 và hiện là loại tiền mã hóa có giá trị thị trường lớn nhất. Ngoài Bitcoin, còn có nhiều loại tiền mã hóa khác như Ethereum, Litecoin và Ripple. 

4-bitcoin-la-loai-tien-dien-tu-dau-tien-va-noi-tieng-nhat-the-gioi-ra-doi-vao-nam-2009.webp

Bitcoin là loại tiền điện tử đầu tiên và nổi tiếng nhất thế giới ra đời vào năm 2009 

3. Đặc điểm của tiền điện tử 

Bên cạnh việc hiểu rõ tiền điện tử là gì, bạn cũng cần nắm chắc những đặc điểm của tiền điện tử để đưa quyết định đầu tư và giao dịch thông minh:  

  • Tính phi tập trung: Tiền điện tử không được quản lý bởi một ngân hàng, chính phủ hay tổ chức nào. Thay vào đó, nó hoạt động trên một mạng lưới các máy tính (gọi là mạng lưới phân tán). Điều đó đồng nghĩa với việc không có "ông chủ" nào có quyền thống trị mà mọi người trên mạng đều cùng chia sẻ quyền kiểm soát. Ví dụ, Bitcoin hoạt động trên một hệ thống mà ai cũng có thể tham gia, nhưng không ai có quyền thay đổi luật chơi 
  • Tính bảo mật và an toàn: Khi tham gia thị trường tiền điện tử, mỗi giao dịch được xác nhận bằng cách sử dụng các phương pháp mã hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ thông tin khỏi sự truy cập trái phép và gian lận. 
  • Tính phi vật lý: Tiền điện tử không có hình dạng cụ thể như tiền giấy hoặc tiền xu mà chúng ta thường thấy. Tiền điện tử chỉ tồn tại dưới dạng dữ liệu số và được lưu trữ trên các thiết bị điện tử như máy tính hoặc điện thoại, thông qua các ví kỹ thuật số 
  • Tính thanh khoản cao: Tính thanh khoản của tiền điện tử không chỉ đến từ khối lượng giao dịch lớn mà còn từ hiệu ứng mạng lưới. Khi ngày càng nhiều người tham gia giao dịch, thị trường trở nên sôi động hơn, giúp tiền điện tử dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt hoặc tài sản khác một cách nhanh chóng và thuận tiện 
  • Phí giao dịch thấp: So với các dịch vụ chuyển tiền truyền thống như ngân hàng hoặc dịch vụ thanh toán quốc tế, phí giao dịch tiền điện tử thường thấp hơn. Bởi tiền điện tử không cần thông qua trung gian và không bị áp các khoản phí cao như chuyển đổi ngoại tệ hay phí xử lý quốc tế. 

5-blockchain-la-cong-nghe-duoc-hinh-thanh-nhu-mot-chuoi-khoa-dien-tu-co-tinh-bao-mat-cuc-cao.webp

Blockchain là công nghệ được hình thành như một chuỗi khoá điện tử có tính bảo mật cực cao 

4. So sánh tiền điện tử và tiền mặt 

Việc hiểu rõ bản chất, hình thái và mục đích của tiền mặt và tiền điện tử sẽ giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn để đầu tư một cách hiệu quả nhất. Tiền điện tử và tiền mặt có những điểm tương đồng: 

Tiền mặt và tiền điện tử đều được sử dụng làm phương tiện thanh toán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ, với giá trị chỉ tồn tại trong quá trình lưu thông 

Hai loại tiền đều có thể được chia nhỏ thành các đơn vị lẻ: đồng $ được chia thành cent, trong khi Bitcoin được chia thành satoshi. 

>>> Xem thêm: Tiền được làm từ gì? Quy trình sản xuất tiền như thế nào? 

Bên cạnh đó, tiền mặt và tiền điện tử có các điểm khác biệt rõ rệt như sau: 

Điểm khác biệt 

Tiền điện tử 

Tiền mặt 

Nguồn cung 

Có giới hạn để tránh tình trạng lạm phát 

 

Thường không giới hạn vì được in theo nhu cầu của nhà nước 

Tính hợp pháp 

Không hợp pháp ở nhiều nước trên thế giới 

Hợp pháp, hợp lệ ở hầu hết các nước trên thế giới 

Tính vật lý 

Phi vật lý, không thể cầm nắm hay sờ thấy 

Vật lý, có thể cầm nắm, sờ thấy 

Khả năng lưu trữ 

Khó hư hỏng, lưu trữ lâu dài, bền bỉ, tiêu tốn ít nhân lực, vật lực để lưu trữ hơn so với tiền mặt 

Dễ hư hỏng, tốn nhân lực vật lực để lưu trữ hơn so với tiền điện tử 

5. Ưu và nhược điểm của tiền điện tử 

Tiền điện tử mang lại nhiều lợi ích đột phá, đồng thời cũng đi kèm những thách thức mà bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đầu tư: 

5.1 Ưu điểm của tiền điện tử 

  • Giao dịch nhanh chóng: Tiền điện tử hoạt động trên các nền tảng phi tập trung, không cần qua trung gian như ngân hàng, giúp giảm thiểu thời gian xử lý giao dịch 
  • Phí giao dịch thấp: Không cần sử dụng các cơ sở hạ tầng tài chính truyền thống hoặc trả phí cho bên thứ ba, đặc biệt là khi thực hiện giao dịch quốc tế 
  • An toàn và bảo mật: Với công nghệ blockchain và mã hóa tiên tiến, tiền điện tử đảm bảo rằng việc giả mạo hoặc truy cập trái phép là rất khó xảy ra, bảo vệ bạn an toàn trong mỗi giao dịch 
  • Phát triển thương mại điện tử: Tiền điện tử loại bỏ rào cản về địa lý và ngân hàng, giúp người dùng dễ dàng thực hiện các giao dịch mua bán trên toàn cầu. 

5.2 Nhược điểm của tiền điện tử 

  • Biến động giá trị: Do thị trường tiền điện tử còn mới, lượng cung cầu không ổn định và chịu tác động mạnh từ tâm lý nhà đầu tư cũng như các chính sách pháp lý trên toàn thế giới 
  • Rủi ro pháp lý: Nhiều quốc gia chưa ban hành khung pháp lý rõ ràng về tiền điện tử, dẫn đến sự không chắc chắn và rủi ro khi tham gia vào thị trường này 
  • Nguy cơ bị tấn công mạng: Các nền tảng giao dịch tiền điện tử thường là mục tiêu hấp dẫn đối với tin tặc vì chúng chứa lượng lớn tài sản số, trong khi nhiều người dùng chưa áp dụng biện pháp bảo mật đầy đủ. 

6-gia-tri-tien-dien-tu-chiu-tac-dong-manh-tu-tam-ly-nha-dau-tu.webp

Giá trị tiền điện tử chịu tác động mạnh từ tâm lý nhà đầu tư 

6. Tiền điện tử dùng để làm gì?  

Tiền điện tử không chỉ là một phương tiện thanh toán hiện đại mà còn mở ra nhiều ứng dụng thực tiễn, góp phần thay đổi cách chúng ta thực hiện giao dịch và quản lý tài chính như sau: 

  • Thanh toán hàng hóa và dịch vụ trên các nền tảng thương mại điện tử: Tiền điện tử đang trở thành phương tiện thanh toán hiện đại, được nhiều doanh nghiệp chấp nhận. Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm thời gian và loại bỏ các thủ tục thanh toán rườm rà của phương thức truyền thống 
  • Chuyển tiền quốc tế nhanh chóng: Bạn có thể chuyển tiền quốc tế trong vài phút mà không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Phương thức này còn giúp tiết kiệm chi phí hơn so với các dịch vụ chuyển tiền qua ngân hàng hoặc trung gian tài chính 
  • Kênh đầu tư hấp dẫn: Tiền điện tử thu hút đông đảo nhà đầu tư nhờ tiềm năng lợi nhuận lớn. Nhà đầu tư có thể giao dịch dễ dàng trên các sàn giao dịch, tuy nhiên thị trường này cũng tiềm ẩn rủi ro từ sự biến động giá. 

>>> Xem thêm: Đầu tư vàng là gì? Những điều cần biết để đầu tư sinh lời 

Bài viết trên đây Home Credit đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tiền điện tử, từ định nghĩa cơ bản đến các đặc điểm, phân loại, ưu-nhược điểm và ứng dụng.  

Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường tiền điện tử hiện nay. Tuy nhiên, trước khi tham gia đầu tư tiền điện tử, hãy tìm hiểu kỹ lưỡng và đánh giá rủi ro để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.  

Đừng quên theo dõi thêm các kiến thức hấp dẫn khác về tài chính trong Cẩm nang Tài chính số toàn diện của Home Credit, bạn nhé! 

 

-------  

Home Credit - Tài chính số toàn diện   

Home Credit, tập đoàn toàn chính tiêu dùng toàn cầu, tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 và hiện là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6000 nhân viên đã và đang phục vụ 16 triệu khách hàng trên cả nước.   

Tìm hiểu thêm các sản phẩm nhà Home Credit:   

Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:   

Hotline tư vấn: 

Chia sẻ tới

Nhật ký liên quan

00-so-tiet-kiem-la-gi-thumbnail.webp
Quản lý tài chính
00-han-muc-tin-dung-la-gi-thumbnail.webp
00-so-du-kha-dung-la-gi-thumbnail.webp
Xem tất cả
zalo-icon
Footer Logo

CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM

Tầng G, 8 & 10, Tòa nhà Phụ Nữ, 20 Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Hotline

Hotline 1900 633 633


Sản phẩm thẻ và Home PayLater

Sản phẩm thẻ và Home PayLater 1900 633 999


Email

Email info@homecredit.vn


Điểm giới thiệu dịch vụ

Điểm giới thiệu dịch vụ

Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Tải ứng dụng Home Credit

Để quản lý khoản vay và nhận các ưu đãi độc quyền trên ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

© 2023 Bản quyền thuộc về Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam. Bằng việc truy cập vào website này, tôi đồng ý với các Chính sách của Home Credit liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân của tôi.