00-han-muc-tin-dung-la-gi-banner.webp

Hạn mức tín dụng là gì? Phân loại và cách tăng hạn mức 2025

Ngày đăng 17/04/2025

Khi sử dụng các dịch vụ tài chính như vay tiêu dùng, mở thẻ tín dụng hoặc mua hàng trả góp, chắc chắn bạn đã từng nghe đến cụm từ hạn mức tín dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ hạn mức tín dụng là gì, được tính như thế nào và làm sao để tăng hạn mức khi cần thiết. 

Bài viết dưới đây của Home Credit sẽ giúp bạn hiểu toàn diện về khái niệm này, từ cách phân loại, yếu tố ảnh hưởng, cho đến cách kiểm tra và tăng hạn mức tín dụng một cách hiệu quả. Đọc ngay! 

Bài viết liên quan: 

1-han-muc-tin-dung-la-cong-cu-tai-chinh-tien-loi.webp

Hạn mức tín dụng là một công cụ tài chính tiện lợi, mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng 

1. Hạn mức tín dụng là gì? 

Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà một tổ chức tín dụng (công ty tài chính hoặc ngân hàng) cho phép bạn vay hoặc chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định.  

Mục đích chính của hạn mức tín dụng chủ yếu được thiết lập dựa trên khả năng tài chính và lịch sử tín dụng của bạn, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và quản lý rủi ro cho cả bạn và các tổ chức tài chính. 

Ví dụ về hạn mức tín dụng: Nếu thẻ của bạn có hạn mức là 500 triệu VNĐ, bạn có thể chi tiêu tối đa 500 triệu VNĐ bằng thẻ đó trong 1 tháng. Tuy nhiên, nếu bạn đã chi 300 triệu VNĐ, thì bạn chỉ còn có thể chi thêm 200 triệu VNĐ nữa trong tháng này đó. 

2-han-muc-tin-dung-giup-kiem-soat-tong-du-no.webp

Mục tiêu chính của hạn mức tín dụng là kiểm soát tổng dư nợ trong hệ thống tổ chức tín dụng 

2. Phân loại hạn mức tín dụng 

Hạn mức tín dụng có thể được phân loại dựa trên thời gian áp dụng, cụ thể như: 

2.1 Theo thời điểm 

Để quản lý hiệu quả hoạt động tín dụng, các tổ chức tài chính thường áp dụng 2 loại hạn mức chính: 

  • Hạn mức tín dụng cuối kỳ: Hạn mức tín dụng cuối kỳ là giới hạn nợ tối đa mà bạn được phép giữ lại tại tổ chức tín dụng vào cuối một kỳ, thường là cuối tháng 
  • Hạn mức tín dụng trung kỳ: Đây là giới hạn bổ sung cho hạn mức tín dụng cuối kỳ, được áp dụng trong những trường hợp đặc biệt như khi nhu cầu vốn của khách hàng tăng đột biến và vượt quá giới hạn đã được quy định sẵn. 

2.2 Theo loại hình vay 

Tùy thuộc vào nhu cầu và hình thức vay, các tổ chức tín dụng sẽ áp dụng các loại hạn mức khác nhau: 

  • Hạn mức khoản vay: Là số tiền tối đa mà bạn có thể vay từ một tổ chức tín dụng cho một khoản vay cụ thể. Dù bạn có nhu cầu vay nhiều hơn đi nữa, các tổ chức tín dụng sẽ chỉ cho bạn vay tối đa số tiền này 
  • Hạn mức thẻ tín dụng: Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa mà các tổ chức cho phép bạn chi tiêu bằng thẻ tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một tháng. 

3-han-muc-tin-dung-cao-se-de-dang-dap-ung-moi-nhu-cau.webp

Hạn mức tín dụng cao giúp người dùng dễ dàng đáp ứng các nhu cầu chi tiêu linh hoạt 

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng 

Không phải ai cũng được cấp hạn mức giống nhau. Dưới đây là 5 yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng của bạn: 

  • Thu nhập hàng tháng: Công ty tài chính hoặc ngân hàng sẽ dựa vào thu nhập ròng hàng tháng của bạn để đánh giá khả năng trả nợ. Thông thường, hạn mức tín dụng được cấp dao động trong khoảng 2–3 lần thu nhập hàng tháng đối với thẻ tín dụng và gấp 5–15 lần thu nhập đối với các khoản vay tín chấp 
  • Lịch sử tín dụng (CIC): Nếu bạn luôn thanh toán đúng hạn, không có nợ xấu, không bị ghi nhận trễ hạn hoặc nợ quá hạn thì khả năng được duyệt hạn mức cao hơn sẽ rất lớn. Ngược lại, nếu bạn từng bị nợ nhóm 3 trở lên (nợ xấu), dù thu nhập cao, bạn vẫn có thể bị từ chối hoặc chỉ được cấp hạn mức rất thấp 
  • Nghề nghiệp và độ ổn định công việc: Nghề nghiệp có thu nhập ổn định, rủi ro thấp như nhân viên ngân hàng, giáo viên, kỹ sư công nghệ, viên chức,... thường được ưu tiên xét duyệt hạn mức cao hơn. Ngược lại, nếu bạn làm nghề tự do (freelancer), bán hàng online, lao động thời vụ,... thì hạn mức được cấp sẽ khiêm tốn hơn do mức độ rủi ro cao 
  • Tình trạng nợ hiện tại: Nếu bạn đang có quá nhiều khoản nợ hoặc tỷ lệ sử dụng hạn mức đang cao (trên 70%), khả năng được cấp thêm tín dụng sẽ giảm 
  • Hình thức và phương án vay vốn: Hạn mức tín dụng sẽ linh hoạt tùy thuộc vào từng trường hợp như vay thế chấp thường có hạn mức cao hơn vay tín chấp. Tuy nhiên, kế hoạch trả nợ rõ ràng và chứng minh tài chính tốt có thể giúp bạn tăng hạn mức vay. 

4-viec-quyet-dinh-han-muc-the-se-dua-vao-nhieu-yeu-to.webp

Các tổ chức ứng dụng sẽ dựa vào lịch sử tín dụng và các yếu tố khác để quyết định hạn mức tín dụng của bạn 

4. Hạn mức tín dụng tối đa là bao nhiêu? 

Hạn mức tín dụng tối đa phụ thuộc vào từng tổ chức tài chính và loại sản phẩm mà bạn sử dụng. Dưới đây là một số mức phổ biến: 

4.1 Đối với thẻ tín dụng cá nhân 

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, hạn mức tín dụng sử dụng thẻ sẽ được thỏa thuận giữa chủ thẻ và ngân hàng phát hành thẻ. Hạn mức tín dụng này có thể bao gồm hạn mức thanh toán hàng hóa, dịch vụ, hạn mức rút tiền mặt, hạn mức chuyển khoản và các hạn mức khác. 

  • Hạn mức rút ngoại tệ: Khi bạn sử dụng thẻ để rút tiền mặt tại các cây ATM ở nước ngoài, số tiền bạn có thể rút tối đa trong một ngày tương đương với 30 triệu VNĐ. 
  • Hạn mức thẻ trả trước vô danh: Đối với loại thẻ này, các tổ chức tín dụng sẽ quy định rõ ràng số tiền tối đa bạn có thể nạp vào thẻ và số tiền tối đa có thể giữ trong thẻ tại bất kỳ thời điểm nào. Theo quy định, số tiền tối đa bạn có thể giữ trong một thẻ trả trước vô danh là 5 triệu VNĐ. 

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 19/2016/TT-NHNN, hạn mức tối đa cho thẻ tín dụng có tài sản bảo đảm là 1 tỷ VNĐ và 500 triệu VNĐ đối với thẻ không có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, hạn mức tín dụng thực tế mà mỗi người được cấp sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. 

5-lich-su-giao-dich-tot-giup-ban-co-han-muc-tin-dung-cao.webp

Nếu bạn có một lịch sử tín dụng tốt và một khoản thu nhập ổn định, bạn có thể được cấp hạn mức tín dụng cao 

4.2 Đối với vay tín chấp 

Hạn mức có thể lên đến 10 hoặc 15 lần thu nhập tùy vào điểm tín dụng và chính sách của đơn vị cho vay. 

5. Cách xác định và kiểm tra hạn mức tín dụng 

Hiện nay, bạn có thể lựa chọn một trong nhiều phương thức kiểm tra khác nhau để phù hợp với nhu cầu của mình. 

  • Truy cập ứng dụng ngân hàng hoặc tài chính: Thông tin về hạn mức thẻ và số dư khả dụng còn lại sẽ được hiển thị rõ ràng trên app hoặc internet banking 
  • Gọi tổng đài chăm sóc khách hàng: Liên hệ trực tiếp với ngân hàng để được cung cấp thông tin chính xác và nhanh chóng về hạn mức hiện tại 
  • Đọc hợp đồng hoặc thư thông báo cấp tín dụng: Trong hợp đồng cấp thẻ tín dụng hoặc văn bản phê duyệt khoản vay sẽ ghi rõ hạn mức được cấp 
  • Kiểm tra email hoặc tin nhắn từ tổ chức tín dụng: Các công ty tài chính hoặc ngân hàng gửi thông báo tự động sau mỗi giao dịch hoặc khi có thay đổi về hạn mức. 

6. Những trường hợp nào áp dụng hạn mức tín dụng? 

Tùy theo từng trường hợp, các tổ chức tín dụng áp dụng hạn mức tín dụng khác nhau trong hoạt động tín dụng của mình: 

  • Hạn mức tín dụng do pháp luật quy định: Tổ chức tín dụng chỉ được cho vay trong giới hạn quy định của Nhà nước để đảm bảo an toàn hoạt động và tuân thủ các yêu cầu quản lý 
  • Hạn mức tín dụng do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận: Hợp đồng tín dụng sẽ quy định rõ hạn mức và kỳ hạn cho vay, tạo cơ sở pháp lý để tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ cấp vốn cho bạn. 

7. Làm thế nào để tăng hạn mức tín dụng? 

Nếu bạn đang sử dụng thẻ tín dụng hoặc vay vốn và muốn được tăng hạn mức, dưới đây là những cách cần thiết bạn cần biết:  

  • Thanh toán đúng hạn 100%: Đừng bao giờ để xảy ra trễ hạn, kể cả một ngày. Lịch sử tín dụng đẹp là chìa khóa quan trọng nhất 
  • Sử dụng hạn mức thông minh: Chỉ nên sử dụng khoảng 30–50% hạn mức hiện tại để chứng minh bạn có khả năng kiểm soát chi tiêu. 
  • Cập nhật thông tin thu nhập: Khi bạn có công việc mới hoặc được tăng lương, hãy gửi giấy tờ cập nhật cho công ty tài chính hoặc ngân hàng để xét nâng hạn mức. 
  • Giữ điểm tín dụng tốt: Hạn chế mở quá nhiều khoản vay hoặc thẻ tín dụng cùng lúc. Sử dụng tín dụng một cách có chiến lược. 
  • Sử dụng thẻ đều đặn và có giao dịch thực tế: Các tổ chức tín dụng đánh giá cao khách hàng sử dụng thẻ thường xuyên và thanh toán đúng hạn. 

6-ban-can-cung-cap-bang-chung-thu-nhap-de-nang-han-muc.webp

Điều kiện cần thiết để nâng hạn mức à bạn phải cung cấp bằng chứng về việc tăng thu nhập 

Hạn mức tín dụng là một công cụ tài chính tiện lợi, mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa những lợi ích này, bạn cần sử dụng hạn mức một cách thông minh và hợp lý. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách quản lý hạn mức tín dụng một cách thông minh, hãy tham khảo các bài viết hữu ích tại Cẩm nang Tài chính số Toàn diện của Home Credit nhé! 

 

 

 -------  

Home Credit - Tài chính số toàn diện   

Home Credit, tập đoàn toàn chính tiêu dùng toàn cầu, tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 và hiện là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6000 nhân viên đã và đang phục vụ 16 triệu khách hàng trên cả nước.   

Tìm hiểu thêm các sản phẩm nhà Home Credit:   

Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:   

Hotline tư vấn: 

Chia sẻ tới

Nhật ký liên quan

00-so-tiet-kiem-la-gi-thumbnail.webp
Quản lý tài chính
00-so-du-kha-dung-la-gi-thumbnail.webp
News thumbnail
00-tu-lanh-mini-dien-may-xanh-thumbnail.webp
Xem tất cả
zalo-icon
Footer Logo

CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM

Tầng G, 8 & 10, Tòa nhà Phụ Nữ, 20 Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Hotline

Hotline 1900 633 633


Sản phẩm thẻ và Home PayLater

Sản phẩm thẻ và Home PayLater 1900 633 999


Email

Email info@homecredit.vn


Điểm giới thiệu dịch vụ

Điểm giới thiệu dịch vụ

Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Tải ứng dụng Home Credit

Để quản lý khoản vay và nhận các ưu đãi độc quyền trên ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

© 2023 Bản quyền thuộc về Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam. Bằng việc truy cập vào website này, tôi đồng ý với các Chính sách của Home Credit liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân của tôi.