00-thanh-khoan-la-gi-banner.webp

Tính thanh khoản là gì? Công thức, ý nghĩa và cách cải thiện

Ngày đăng 24/03/2025

Thanh khoản là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt đối với các nhà đầu tư và người quản lý tài chính cá nhân. Hiểu rõ về tính thanh khoản là gì giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn và duy trì ổn định tài chính.  

Hãy cùng Home Credit tìm hiểu chi tiết về tính thanh khoản là gì, cách phân loại, công thức tính và các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản để quản lý tài chính hiệu quả hơn trong bài viết dưới đây nhé! 

Bài viết liên quan: 

1-tinh-thanh-khoan-la-yeu-to-quan-trong-trong-tai-chinh.webp

Tính thanh khoản là yếu tố quan trọng trong tài chính 

1. Tính thanh khoản là gì? 

Tính thanh khoản là chỉ số thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản bất kỳ một cách nhanh chóng và dễ dàng, mà không ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản đó. 

Theo đó, tài sản có tính thanh khoản cao như cổ phiếu của các công ty lớn được giao dịch nhiều trên sàn chứng khoán là tài sản có thể bán hoặc chuyển đổi thành tiền mặt ngay lập tức với mức giá gần như không thay đổi. Vì vậy, tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất.  

Ngược lại, tài sản có tính thanh khoản thấp thường tốn nhiều thời gian để bán hoặc khi bán phải chấp nhận giảm giá. Ví dụ như bất động sản, tác phẩm nghệ thuật, các khoản đầu tư dài hạn. 

2-bat-dong-san-co-tinh-thanh-khoan-thap-hon-so-voi-cac-tai-san-khac.webp

Bất động sản có tính thanh khoản thấp hơn so với các tài sản khác 

2. Phân loại tài sản theo thanh khoản 

Bạn có thể phân loại tài sản dựa trên tính khoản mức độ từ thấp đến cao. Cụ thể bạn có thể phân loại như sau: 

  • Tính thanh khoản cao: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu của các công ty lớn 
  • Tính thanh khoản trung bình: Cổ phiếu của công ty nhỏ, trái phiếu doanh nghiệp 
  • Tính thanh khoản thấp: Bất động sản, máy móc, tác phẩm nghệ thuật 
  • Tính thanh khoản rất thấp hoặc không có tính thanh khoản: Đầu tư dài hạn, cổ phiếu tư nhân. 

3 tien-mat-la-tai-san-co-tinh-thanh-khoan-cao-nhat.webp

Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất 

3. Công thức tính thanh khoản 

Công thức tính thanh khoản đưa ra các chỉ số giúp đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của một tổ chức hoặc cá nhân, từ đó đo lường mức độ thanh khoản của một công ty. Dưới đây là một số công thức tính thanh khoản cơ bản: 

3.1 Tỷ số thanh khoản hiện tại (Current Ratio) 

Công thức tính tỷ số thanh khoản hiện tại được dùng để đo lường khả năng của công ty trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. Công thức tỷ số thanh khoản hiện tại được xác định như sau:  

Tỷ số thanh khoản hiện tại = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn 

Trong đó:  

  • Tài sản lưu động: Là các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng 12 tháng (ví dụ: tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho) 
  • Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ phải trả trong vòng 12 tháng.  

Nếu chỉ số này lớn hơn 1 nghĩa là công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nếu nhỏ hơn 1, có thể công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn. 

3.2 Tỷ số thanh khoản nhanh (Quick Ratio) 

Công thức này tương tự như chỉ số thanh khoản hiện hành, nhưng loại trừ hàng tồn kho (vì hàng tồn kho có thể khó bán và chuyển thành tiền mặt nhanh chóng). Công thức tỷ số thanh khoản nhanh là:  

Tỷ số thanh khoản nhanh = (Tài sản lưu động - Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh khoản cho thấy khả năng của doanh nghiệp trong việc toán nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho. Nếu chỉ số này lớn hơn 1, có thể kết luận công ty có đủ tài sản thanh khoản để trả nợ ngắn hạn. 

3.3 Tỷ số khả năng thanh toán tức thời (Cash Ratio) 

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt và các khoản tương đương tiền, loại trừ các tài sản khác như các khoản phải thu và hàng tồn kho. Công thức tính tỷ số khả năng thanh toán tức thời như sau:  

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn 

Đây là chỉ số thanh khoản chặt chẽ nhất vì nó chỉ tính toán khả năng thanh toán từ tiền mặt và các khoản tương đương tiền (như chứng khoán ngắn hạn). Chỉ số này càng cao, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng mạnh mẽ. 

4 ap-dung-cong-thuc-tinh-thanh-khoan-phu-hop-de-danh-gia.webp

Áp dụng công thức tính thanh khoản phù hợp để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp hoặc tổ chức 

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản 

Tính thanh khoản của một tài sản hoặc một thị trường sẽ có sự thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến tính thanh khoản bao gồm: 

  • Khối lượng giao dịch: Tài sản có khối lượng giao dịch lớn, thường xuyên được mua bán sẽ có tính thanh khoản cao hơn 
  • Biến động giá: Tài sản có biến động giá thấp thường có tính thanh khoản cao hơn do có giá trị ổn định 
  • Tính chất của tài sản: Tài sản hữu hình như bất động sản thường có tính thanh khoản thấp hơn so với tài sản tài chính như cổ phiếu 
  • Tình hình kinh tế và thị trường: Lạm phát cao gây bất ổn kinh tế, làm giảm niềm tin của nhà đầu tư, dẫn đến giảm tính thanh khoản 
  • Chính sách và quy định pháp luật: Các quy định về đăng ký, chuyển nhượng, thuế,... và quy định về hoạt động của sàn giao dịch, các tổ chức tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian và chi phí giao dịch, từ đó tác động đến tính thanh khoản. 

5 co-phieu-la-loai-tai-san-tai-chinh-co-tinh-thanh-khoan-cao.webp

Cổ phiếu là một trong những loại tài sản tài chính có tính thanh khoản cao 

5. Bẫy thanh khoản và cách nhận diện 

Bẫy thanh khoản (Liquidity Trap) là tình huống xảy ra khi lãi suất giảm xuống gần 0% nhưng nền kinh tế vẫn không thể phục hồi hoặc không có sự tăng trưởng.  

Dù ngân hàng trung ương có giảm lãi suất để khuyến khích vay mượn và chi tiêu, người dân và doanh nghiệp vẫn giữ thái độ thận trọng, ưu tiên tích lũy hơn là tiêu dùng. 

Để nhận diện bẫy thanh khoản, bạn cần quan sát các dấu hiệu sau: 

  • Lãi suất rất thấp hoặc gần 0%: Lãi suất giảm sâu gần bằng 0% mà không kích thích được cầu cho thấy nền kinh tế đang rơi vào bẫy thanh khoản. Điều này chứng tỏ chính sách tiền tệ đã bất lực trước tâm lý thận trọng của người dân và doanh nghiệp 
  • Tiết kiệm gia tăng, chi tiêu giảm: Trong tình trạng bẫy thanh khoản, thay vì chi tiêu hoặc đầu tư, người dân và các công ty có xu hướng tiết kiệm tiền nhiều hơn. Điều này xảy ra do sự lo lắng về tương lai và sự giảm sút trong niềm tin vào nền kinh tế 
  • Chính sách tiền tệ không hiệu quả: Các chỉ số kinh tế chủ chốt như GDP, việc làm, tiêu dùng vẫn không có cải thiện đáng kể cho thấy nền kinh tế đang gặp khó khăn 
  • Lạm phát hoặc kỳ vọng lạm phát rất thấp: Khi kỳ vọng lạm phát kinh tế giảm xuống hoặc thậm chí có thể âm, người dân và doanh nghiệp không có động lực để chi tiêu hoặc đầu tư. Họ có thể trì hoãn các khoản chi tiêu lớn vì hy vọng giá cả sẽ không thay đổi hoặc thậm chí giảm trong tương lai. 

6 bay-thanh-khoan-la-van-de-kinh-te-nghiem-trong-gay-ra-he-qua-tieu-cuc.webp

Bẫy thanh khoản là vấn đề kinh tế nghiêm trọng gây ra hệ quả tiêu cực 

6. Cách cải thiện tính thanh khoản đối với cá nhân 

Việc cải thiện tính thanh khoản sẽ giúp các cá nhân chủ động hơn về tài chính và giảm thiểu rủi ro trong những tình huống bất ngờ. Dưới đây là một số cách cải thiện tính thanh khoản cá nhân bạn có thể tham khảo: 

  • Dự trữ quỹ khẩn cấp: Bạn nên tạo ra một quỹ khẩn cấp với ít nhất từ 3 - 6 tháng chi phí sinh hoạt. Với khả năng thanh khoản cao, quỹ này sẽ giúp bạn chủ động về tài chính khi gặp tình huống bất ngờ như mất việc, bệnh tật, sửa chữa nhà cửa,... mà không phải vay mượn hay bán tài sản giá trị 
  • Tránh đầu tư quá nhiều vào tài sản kém thanh khoản: Để đảm bảo thanh khoản, bạn nên đa dạng hóa danh mục đầu tư, tránh tập trung quá nhiều vào các tài sản khó bán như bất động sản hoặc cổ phiếu, thay vào đó, bạn có thể đầu tư vàng, gửi tiết kiệm hoặc trái phiếu 
  • Theo dõi các khoản nợ và chi tiêu: Đảm bảo bạn không mắc nợ quá nhiều và luôn có khả năng thanh toán các khoản nợ đúng hạn. Việc trả nợ nhanh chóng giúp cải thiện khả năng vay mượn trong tương lai 
  • Đầu tư thông minh: Đầu tư vào các công cụ tài chính có thể tạo ra thu nhập thụ động như cổ tức từ cổ phiếu, lãi suất từ trái phiếu hoặc tiền cho thuê từ bất động sản. 

7-tap-trung-tao-ra-tien-mat-san-co-de-cai-thien-tinh-thanh-khoan-ca-nhan.webp

Tập trung tạo ra tiền mặt sẵn có để cải thiện tính thanh khoản cá nhân 

Hi vọng với những thông tin trên đây, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về tính thanh khoản là gì và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Xây dựng một danh mục tài sản có tính thanh khoản cao sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh tài chính khi cần thiết. Hãy luôn duy trì một tỷ lệ thanh khoản hợp lý để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro tín dụng trong tương lai. 

Đừng quên khám phá thêm nhiều kiến thức bổ ích về quản lý tài chính trên trang Cẩm nang Tài chính số Toàn diện của Home Credit bạn nhé! 

 

-------  

Home Credit - Tài chính số toàn diện   

Home Credit, tập đoàn toàn chính tiêu dùng toàn cầu, tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 và hiện là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6000 nhân viên đã và đang phục vụ 16 triệu khách hàng trên cả nước.   

Tìm hiểu thêm các sản phẩm nhà Home Credit:   

Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:   

Hotline tư vấn: 

Chia sẻ tới

Nhật ký liên quan

00-so-tiet-kiem-la-gi-thumbnail.webp
Quản lý tài chính
00-han-muc-tin-dung-la-gi-thumbnail.webp
00-so-du-kha-dung-la-gi-thumbnail.webp
Xem tất cả
zalo-icon
Footer Logo

CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM

Tầng G, 8 & 10, Tòa nhà Phụ Nữ, 20 Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Hotline

Hotline 1900 633 633


Sản phẩm thẻ và Home PayLater

Sản phẩm thẻ và Home PayLater 1900 633 999


Email

Email info@homecredit.vn


Điểm giới thiệu dịch vụ

Điểm giới thiệu dịch vụ

Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Tải ứng dụng Home Credit

Để quản lý khoản vay và nhận các ưu đãi độc quyền trên ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

© 2023 Bản quyền thuộc về Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam. Bằng việc truy cập vào website này, tôi đồng ý với các Chính sách của Home Credit liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân của tôi.