dti-la-gi-banner.jpg

Tỷ lệ nợ trên thu nhập DTI là gì? DTI bao nhiêu là tốt?

Ngày đăng 12/11/2024

2377 lượt xem

DTI được coi như một "bài kiểm tra sức khỏe" cho tài chính cá nhân. Hiểu rõ về DTI không chỉ giúp bạn biết được mức độ an toàn của các khoản vay hiện tại mà còn là yếu tố quyết định khi các tổ chức tín dụng xem xét khoản vay của bạn. Hãy cùng Home Credit tìm hiểu ngay tỷ lệ DTI bao nhiêu là tốt và cách đảm bảo tài chính cá nhân ngay trong bài viết dưới đây nhé! 

Bài viết liên quan: 

1 dti-dong-vai-tro-quan-trong-doi-voi-cac-to-chuc-tin-dung-va-ca-nhan.jpg

DTI đóng vai trò quan trọng đối với các tổ chức tín dụng và cá nhân 

1. Tỷ lệ DTI là gì? 

Tỷ lệ nợ trên thu nhập DTI, viết tắt trong tiếng Anh là Debt To Income, là tỷ số giữa tổng số nợ phải trả hàng tháng và tổng thu nhập hàng tháng. Chỉ số DTI được sử dụng để đo lường khả năng trả nợ của một cá nhân hoặc một tổ chức. 

Tỷ lệ DTI được chia thành 2 loại: 

  • DTI trước thuế (Front-end ratio) là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản thanh toán hàng tháng (tiền thế chấp, thuế bất động sản, bảo hiểm nhà) so với thu nhập hàng tháng trước thuế. 
  • DTI hoàn vốn (Back-end ratio) thể hiện tỷ lệ phần trăm của tổng tất cả các khoản nợ hàng tháng (tiền thế chấp, thuế bất động sản, bảo hiểm nhà, các khoản vay khác, thẻ tín dụng,...) so với thu nhập hàng tháng trước thuế. DTI hoàn vốn là một chỉ số quan trọng để đánh giá tổng thể năng lực trả nợ của người vay, bao gồm cả các khoản nợ hiện tại và khoản vay mới. 

Tỷ lệ DTI càng cao, cho thấy người vay đang chi trả một phần lớn thu nhập hàng tháng cho các khoản nợ. Ngược lại, tỷ lệ DTI thấp nghĩa là người đó có khả năng quản lý tài chính tốt hơn với phần lớn thu nhập được giữ lại sau khi trả nợ. 

Các bên cho vay cầm cố thường quy định tỷ lệ tổng nợ ở mức tối đa 33-36% thu nhập hộ gia đình. Tuy nhiên, nếu bên vay có tài sản khác dành để thanh toán trước khoản vay hoặc có vốn cổ phần đáng kể trong tài sản cầm cố thì tỷ lệ DTI có thể cao hơn. 

2 dti-la-ty-so-giua-tong-so-no-phai-tra-va-tong-thu-nhap-hang-thang.jpg

DTI là tỷ số giữa tổng số nợ phải trả hàng tháng và tổng thu nhập hàng tháng 

2. Công thức tính hệ số DTI 

Công thức tính hệ số DTI thường được các bên cho vay sử dụng để xác định tình hình tài chính của cá nhân khi đang có nhu cầu vay. Bạn cũng có thể áp dụng công thức này để tự tính toán tỷ số DTI, nắm rõ tình hình tài chính cá nhân. 

Công thức tính hệ số DTI được xác định như sau: 

DTI = Tổng số nợ hàng tháng/Tổng thu nhập hàng tháng 
  • Tổng số nợ phải trả hàng tháng: Bao gồm tất cả các khoản vay bạn phải trả mỗi tháng như khoản vay thế chấp, vay mua xe, khoản trả góp, nợ thẻ tín dụng và các khoản nợ khác. 
  • Tổng thu nhập hàng tháng: Là tổng số tiền bạn kiếm được hàng tháng từ công việc chính, phụ cấp, tiền thưởng và các nguồn thu nhập khác. 

Giả sử, bạn có tổng thu nhập hàng tháng là 20 triệu VND và tổng số tiền nợ phải trả mỗi tháng là 6 triệu VND (bao gồm khoản trả góp mua xe, tiền trả nợ thẻ tín dụng và các khoản vay tiêu dùng khác). Công thức tính DTI sẽ như sau: 

DTI = (6/20)X100 = 30% 

Kết quả cho thấy hệ số DTI của bạn là 30%, tức là 30% tổng thu nhập của bạn đang được dùng để trả các khoản nợ hàng tháng. Trong trường hợp này, tỷ lệ DTI của bạn nằm trong ngưỡng chấp nhận được. Dù vậy, bạn nên cân nhắc trước khi tiếp tục vay thêm khoản nợ mới để tránh việc vượt quá ngưỡng an toàn. 

3 cong-thuc-tinh-dti-su-ding-de-xac-dinh-tinh-hinh-tai-chinh-ca-nhan.jpg

Công thức tính DTI được sử dụng để xác định tình hình tài chính cá nhân 

3. DTI ở ngưỡng bao nhiêu là tốt cho tài chính của bạn? 

Tỷ lệ DTI dưới 36% là mức tốt nhất cho tài chính cá nhân được các chuyên gia tài chính khuyên nên duy trì. Con số này hoàn toàn phù hợp với phân tích của Balance về các ngưỡng tỷ lệ DTI, cụ thể: 

  • DTI dưới 36%: Đây là mức lý tưởng cho thấy bạn có khả năng thanh toán nợ mà không ảnh hưởng đến các chi tiêu cá nhân khác 
  • DTI từ 37% - 42%: Mức này không phải xấu nhưng có thể bạn cần cân nhắc khi tiếp tục gia tăng thêm các khoản nợ mới 
  • DTI từ 43% - 49%: Con số này cảnh báo bạn đang gánh nợ cao hơn mức thu nhập, dễ gặp rủi ro tín dụng. Các tổ chức tài chính có thể cân nhắc từ chối khoản vay hoặc yêu cầu lãi suất cao hơn 
  • DTI trên 50%: Tình hình tài chính của bạn đang ở mức báo động! Bạn cần lập kế hoạch tài chính cụ thể để giảm nợ càng sớm càng tốt. 

dti-la-gi-banner.jpg

DTI ở ngưỡng <36% là con số lý tưởng với tình hình tài chính của bạn 

4. Ý nghĩa của hệ số nợ trên thu nhập (DTI) 

Tỷ lệ nợ trên thu nhập DTI là chỉ số quan trọng trong tài chính, thể hiện được nhiều yếu tố sau: 

  • Đánh giá khả năng tài chính: Tỷ lệ DTI giúp bạn tự đánh giá được mức độ an toàn tài chính của mình. Nếu DTI cao, bạn nên xem xét lại các khoản nợ và cắt giảm chi tiêu không cần thiết 
  • Công cụ đánh giá tín dụng: DTI là chỉ số mà các tổ chức tài chính dùng để quyết định xem liệu bạn có đủ khả năng vay thêm hay không. Tỷ lệ DTI thấp giúp bạn dễ dàng được duyệt vay hơn với lãi suất ưu đãi 
  • Giúp quản lý chi tiêu hợp lý: DTI giúp bạn biết phần trăm thu nhập dành cho các khoản nợ, từ đó lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng hiệu quả hơn 
  • Hạn chế rủi ro tài chính: Nếu tỷ lệ DTI được kiểm soát ở mức an toàn, bạn sẽ tránh được các rủi ro liên quan đến mất khả năng thanh toán và không rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. 

5. Vì sao nên kiểm soát chỉ số DTI? 

Kiểm soát tốt tỷ lệ DTI là một trong những yếu tố then chốt để duy trì sức khỏe tài chính. Khi bạn duy trì tỷ lệ DTI thấp, bạn sẽ có khả năng thanh toán các khoản nợ hàng tháng mà không gặp khó khăn. Nhờ vậy, bạn sẽ không phải rơi vào tình trạng nợ chồng chất và tránh được các khoản nợ xấu, từ đó duy trì điểm tín dụng cao. 

Ngược lại, nếu DTI của bạn cao, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro tài chính như khó khăn trong việc trả nợ, mất khả năng thanh toán và lãi suất tăng cao cho các khoản vay trong tương lai. Các công ty tài chính hoặc ngân hàng thường xem xét tỷ lệ DTI khi cấp tín dụng. Do đó, nếu tỷ lệ này cao, bạn có thể bị từ chối vay hoặc phải trả lãi suất rất cao. 

5 kiem-soat-chi-so-dti-la-chia-khoa-duy-tri-suc-khoe-tai-chinh-on-dinh.jpg

Kiểm soát chỉ số DTI là chìa khóa để duy trì sức khỏe tài chính ổn định 

6. Cách giảm hệ số nợ trên thu nhập (DTI) đơn giản, hiệu quả 

Dù chỉ số DTI là gì, bạn cũng nên đặt mục tiêu giảm con số này càng thấp càng tốt để đảm bảo tài chính cá nhân. Dưới đây là một số cách có thể giảm hệ số nợ trên thu nhập bạn có thể tham khảo: 

Cắt giảm chi tiêu mỗi tháng 

Để giảm tỷ lệ nợ DTI, bạn cần xem xét lại các khoản chi tiêu hàng tháng và cắt giảm những khoản không cần thiết như giảm mua sắm hay hạn chế các dịch vụ giải trí hoặc ăn uống bên ngoài. Khi thành công tiết kiệm tiền, bạn có thể dùng số tiền này để trả nợ nhanh hơn, giúp giảm tổng số nợ hàng tháng. 

>>> Xem thêm: 7 cách quản lý chi tiêu cá nhân đơn giản, hiệu quả 2025 

Lên lịch trả nợ khoa học 

Đánh giá tổng quan các khoản nợ, sau đó bạn sẽ dễ dàng xây dựng lộ trình, lập kế hoạch chi tiêu hợp lý. Bạn nên ưu tiên trả hết khoản nợ có lãi suất cao trước rồi đến các khoản nợ có lãi suất thấp hơn để tiết kiệm được nhiều tiền lãi nhất trong dài hạn. 

Tìm kiếm thêm thu nhập 

Bạn cần tìm cách kiếm tiền, làm thêm, đầu tư hoặc kinh doanh nhỏ để gia tăng thu nhập. Khi thu nhập tăng lên, trong khi tổng số nợ giữ nguyên, tỷ lệ DTI sẽ tự động giảm xuống. 

>>> Xem thêm: Nên mua vàng miếng hay vàng nhẫn? Giải thích chi tiết từ A-Z

6 len-ke-hoach-chi-tieu-hop-ly-se-cai-thien-ty-le-dti.jpg

Lên kế hoạch chi tiêu hợp lý sẽ giúp cải thiện tỷ lệ DTI 

7. Những câu hỏi thường gặp về tỷ lệ nợ trên thu nhập (DTI) 

7.1 Những ai sẽ sử dụng tỉ lệ DTI? 

Các tổ chức tín dụng thường sử dụng tỷ lệ DTI để đánh giá khả năng trả nợ của bạn. Khi bạn nộp đơn xin vay, ngân hàng sẽ xem xét tỷ lệ DTI là gì để quyết định có nên phê duyệt khoản vay hay không.  

Nếu tỷ lệ DTI của bạn thấp, cơ hội được duyệt vay và hưởng lãi suất ưu đãi sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu DTI quá cao, bạn có thể bị từ chối vay hoặc phải chấp nhận các điều kiện vay khắt khe hơn. 

7.2 Làm gì khi tỷ lệ DTI quá cao? 

Để giảm tỷ lệ DTI, bạn cần nhanh chóng trả hết các khoản nợ, đặc biệt những khoản có lãi suất cao như nợ thẻ tín dụng). Đồng thời, bạn cần lên kế hoạch tài chính hợp lý hơn, ưu tiên các khoản chi cần thiết và cắt giảm các chi tiêu không quan trọng. Bạn có thể kiếm tiền online tại nhà bằng cách làm thêm giờ, nhận các công việc bán thời gian hoặc đầu tư vào các nguồn thu nhập thụ động như bất động sản hoặc chứng khoán. 

>>> Xem thêm: 15 web kiếm tiền online không cần vốn dành cho người Việt 

Hi vọng với những thông tin đầy đủ trên đây, bài viết đã giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về khái niệm DTI và cách tính tỷ số nợ trên thu nhập cá nhân. Qua đó, bạn sẽ có cách quản lý tiền hợp lý hơn, kiểm soát chi tiêu phù hợp với thu nhập cá nhân. Để xem thêm các mẹo hay về tài chính, hãy cùng truy cập Blog Tài chính số toàn diện của Home Credit, rất nhiều thông tin bổ ích đang chờ đợi bạn đọc! 

 

-------  

Home Credit - Tài chính số toàn diện   

Home Credit, tập đoàn toàn chính tiêu dùng toàn cầu, tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 và hiện là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6000 nhân viên đã và đang phục vụ 16 triệu khách hàng trên cả nước.   

Tìm hiểu thêm các sản phẩm nhà Home Credit:   

Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:   

Hotline tư vấn: 

Chia sẻ tới

Nhật ký liên quan

00-uy-nhiem-chi-la-gi-thumbnail.webp
Quản lý tài chính
00-ekyc-la-gi-thumbnail.webp
00-may-giat-sharp-thumbnail.webp
Xem tất cả
zalo-icon
Footer Logo

CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM

Tầng G, 8 & 10, Tòa nhà Phụ Nữ, 20 Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Hotline

Hotline 1900 633 633


Sản phẩm thẻ và Home PayLater

Sản phẩm thẻ và Home PayLater 1900 633 999


Email

Email info@homecredit.vn


Điểm giới thiệu dịch vụ

Điểm giới thiệu dịch vụ

Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Tải ứng dụng Home Credit

Để quản lý khoản vay và nhận các ưu đãi độc quyền trên ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

© 2023 Bản quyền thuộc về Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam. Bằng việc truy cập vào website này, tôi đồng ý với các Chính sách của Home Credit liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân của tôi.