00-ty-gia-hoi-doai-la-gi-banner.webp

Tỷ giá hối đoái là gì? Cách tính và tác động đến cá nhân 2025

Ngày đăng 13/03/2025

Tỷ giá hối đoái là một trong những yếu tố quan trọng trong việc đánh giá năng suất lao động, giá cả hàng hóa và hoạt động xuất, nhập khẩu. Đây cũng chính là thuật ngữ giải thích cho sự biến động về tỷ giá giữa các quốc gia khác nhau.  

Vậy tỷ giá hối đoái là gì? Cách tính về tỷ giá hối đoái như thế nào? Việt Nam có chính sách như thế nào về loại tỷ giá này? Cùng Home Credit khám phá chi tiết về khái niệm, công thức, các yếu tố ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái ở bài viết sau nhé! 

Bài viết liên quan: 

1-ty-gia-hoi-doai-anh-huong-truc-tiep-den-nen-kinh-te-cua-mot-quoc-gia.webp Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của một quốc gia trên nhiều khía cạnh

1. Tỷ giá hối đoái là gì? 

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa đơn vị tiền tệ của một quốc gia so với quốc gia khác. Tỷ giá này cũng chính là giá cả đồng tiền của quốc gia này được biểu hiện bởi tiền tệ của một quốc gia khác. Do đó, tỷ giá hối đoái được sử dụng phổ biến trong giao dịch, đầu tư nước ngoài và kinh doanh quốc tế. 

Ví dụ về tỷ giá hối đoái: Đơn vị tiền tệ Hoa Kỳ (USD) và đơn vị tiền tệ của Việt Nam là 24,540 USD/VND, tức là 1$ Mỹ có thể đổi được 24,540 VNĐ.  

Tỷ giá hối đoái sẽ được quyết định bởi thị trường hối đoái dựa trên sự cân bằng giữa cung và cầu của các đơn vị tiền tệ. Chỉ số này thường thay đổi liên tục theo từng thời điểm và bị ảnh hưởng bởi nhiều khía cạnh của nền kinh tế. 

2-ty-gia-hoi-doai-la-ty-le-tien-te-cua-mot-quoc-gia-voi-quoc-gia-khac.webp Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa đơn vị tiền tệ của một quốc gia so với đơn vị tiền tệ của quốc gia khác

2. Các loại tỷ giá hối đoái phổ biến hiện nay 

Sau khi hiểu rõ tỷ giá hối đoái là gì, bạn nên đi sâu hơn về các loại tỷ giá đang hiện hữu hiện nay. Dưới đây là phân loại cụ thể 3 nhóm tỷ giá hối đoái: 

2.1 Phân loại tỷ giá hối đoái theo nghiệp vụ ngân hàng 

Theo nghiệp vụ ngân hàng, tỷ giá hối đoái sẽ được chia làm 2 loại: 

  • Tỷ giá mua vào: Đây là tỷ giá mà ngân hàng sử dụng để mua ngoại tệ từ khách hàng hoặc tổ chức tín dụng. Tỷ giá mua vào thường thấp hơn tỷ giá bán ra, đảm bảo ngân hàng có lợi nhuận từ việc mua bán ngoại tệ 
  • Tỷ giá bán ra: Đây là tỷ giá mà ngân hàng sử dụng để bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc tổ chức tín dụng. Tỷ giá bán ra thường cao hơn tỷ giá mua vào, tạo ra chênh lệch giúp ngân hàng thu lợi nhuận. 

3-nha-dau-tu-co-the-theo-doi-ty-gia-mua-vao-ban-ra-de-kiem-soat-rui-ro.webp

Các nhà đầu tư có thể theo dõi tỷ giá mua vào, bán ra để kiểm soát rủi ro liên quan đến tỷ giá

2.2 Phân loại tỷ giá hối đoái theo cơ chế quản lý ngoại hối 

Dựa vào cơ chế quản lý và can thiệp của chính phủ/ngân hàng trung ương, tỷ giá hối đoái sẽ được chia thành 4 loại sau: 

  • Tỷ giá cố định: Đây là tỷ giá được chính phủ hoặc ngân hàng trung ương ấn định ở một mức cố định. Họ duy trì mức này bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối thông qua việc mua bán ngoại tệ. Mục tiêu là ổn định thị trường ngoại hối và tạo môi trường kinh tế dự đoán được 
  • Tỷ giá động: Đây là tỷ giá được xác định dựa trên cung và cầu của ngoại tệ trên thị trường, không có sự can thiệp trực tiếp từ chính phủ hoặc ngân hàng trung ương. Tỷ giá này thường biến động liên tục và phản ánh tình hình kinh tế, chính trị và các yếu tố thị trường khác 
  • Tỷ giá mềm: Đây là chế độ tỷ giá mà tỷ giá hối đoái được phép dao động theo cung cầu thị trường, nhưng ngân hàng trung ương có thể can thiệp khi cần thiết để ổn định tỷ giá hoặc đặt các mục tiêu kinh tế nhất định. Chế độ này kết hợp giữa tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi, cho phép linh hoạt trong chính sách tiền tệ 
  • Tỷ giá kép: Đây là hệ thống trong đó một quốc gia áp dụng hai hoặc nhiều tỷ giá hối đoái khác nhau cho các giao dịch khác nhau, chẳng hạn như một tỷ giá cho thương mại và một tỷ giá khác cho đầu tư. Mục tiêu là kiểm soát dòng vốn và ổn định kinh tế, nhưng hệ thống này có thể dẫn đến sự phức tạp và thiếu minh bạch. 

4-ty-gia-dong-duoc-xac-dinh-tren-cung-va-cau-ngoai-te-tren-thi-truong.webp Tỷ giá động được xác định dựa trên cung và cầu của ngoại tệ trên thị trường

2.3 Phân loại tỷ giá hối đoái theo phương tiện thanh toán quốc tế 

Dựa vào phương tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái được phân loại thành 4 nhóm chính: 

  • Tỷ giá séc (Cheque Rate): Áp dụng cho việc mua bán các loại séc ngoại tệ. Tỷ giá séc thường thấp hơn tỷ giá điện hối 
  • Tỷ giá hối phiếu trả ngay (Draft Rate): Áp dụng cho việc mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ. Tỷ giá này bằng tỷ giá điện hối trừ đi lãi phát sinh từ khi hối phiếu được phát hành đến khi được thanh toán 
  • Tỷ giá điện hối (T/T Rate): Áp dụng cho việc chuyển ngoại hối bằng điện. Đây là tỷ giá thường được niêm yết tại các ngân hàng và là cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác 
  • Tỷ giá thư hối (M/T Rate): Áp dụng cho việc chuyển ngoại hối bằng thư. Tỷ giá này bằng tỷ giá điện hối trừ đi lãi phát sinh trong thời gian chuyển thư hối. 

5-ty-gia-sec-ap-dung-cho-mua-ban-cac-loai-sec-ngoai-te.webp Tỷ giá séc là loại tỷ giá áp dụng cho việc mua, bán các loại séc ngoại tệ và thường thấp hơn tỷ giá điện hối

3. Cách tính tỷ giá hối đoái mới nhất 2025 

Ngoài hiểu biết chung về tỷ giá hối đoái là gì, bạn nên tiếp tục tìm hiểu các tính của tỷ giá này để có cái nhìn chung hơn. Hiện nay, có 2 phương pháp để tính tỷ giá hối đoái là: 

3.1 Phương pháp yết giá ngoại tệ trực tiếp 

Yết tỷ giá trực tiếp là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị cố định của đồng ngoại tệ thông qua một số lượng biến đổi của đồng nội tệ. Theo đó, công thức có thể viết như sau:  

1 ngoại tệ = x nội tệ 

Ví dụ: Yết giá 1 USD = 23.500 VND tại Việt Nam. Hiểu đơn giản, bạn cần bỏ ra 23.500 VND để mua 1$. Trong trường hợp này, USD là đồng tiền yết giá (ngoại tệ) và VND là đồng tiền định giá (nội tệ). 

3.2 Phương pháp yết giá ngoại tệ gián tiếp 

Yết giá ngoại tệ gián tiếp là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị cố định của đồng nội tệ thông qua một số lượng biến đổi của đồng ngoại tệ. Công thức biểu thị phương pháp yết giá gián tiếp là:

1 nội tệ = x ngoại tệ

 Ví dụ: Yết giá 1GPB = 1.5431USD ở nước Anh. Tỷ giá này cho biết rằng 1 Bảng Anh (GBP) có giá trị tương đương 1.5431 Đô la Mỹ (USD). Với phương pháp gián tiếp, đồng nội tệ (GBP) là đồng yết giá và đồng ngoại tệ (USD) là đồng định giá. 

6-hai-phuong-phap-tinh-ty-gia-la-yet-gia-ngoai-te-truc-tiep-gian-tiep.webp Hai phương pháp để tính tỷ giá hối đoái là yết giá ngoại tệ trực tiếp và yết giá ngoại tệ gián tiếp

Hiện nay, đa số các quốc gia, bao gồm Việt Nam, áp dụng phương pháp yết tỷ giá trực tiếp. Tuy nhiên, một số nước như Anh, New Zealand, Úc và các quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro áp dụng phương pháp yết tỷ giá gián tiếp.  

Riêng Mỹ áp dụng cả hai phương pháp yết tỷ giá trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp với các đồng tiền như EUR, AUD, GBP, NZD và gián tiếp với các đồng tiền khác. 

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 

Tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong điều chỉnh chính sách ngoại hối của một quốc gia. Tại Việt Nam, tỷ giá hối đoái được điều chỉnh dựa trên quy luật cung cầu và chính sách của Ngân hàng Nhà nước, chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:  

4.1 Lạm phát 

Khi tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn so với nước ngoài, giá trị đồng nội tệ giảm, dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng. Điều này xảy ra vì đồng nội tệ mất sức mua so với ngoại tệ. Ngược lại, lạm phát thấp giúp duy trì giá trị đồng nội tệ ổn định 

4.2 Thu nhập quốc gia 

Khi thu nhập quốc gia tăng, nhu cầu tiêu dùng hàng nhập khẩu tăng, dẫn đến nhu cầu ngoại tệ cao hơn và tỷ giá hối đoái tăng. Ngược lại, khi thu nhập giảm, nhu cầu ngoại tệ giảm, kéo theo tỷ giá hối đoái giảm. 

4.3 Lãi suất 

Lãi suất trong nước cao hơn thu hút đầu tư nước ngoài, làm tăng giá trị đồng nội tệ và giảm tỷ giá hối đoái. Ngược lại, lãi suất thấp hơn dẫn đến dòng tiền chảy ra nước ngoài, khiến tỷ giá hối đoái tăng. 

>>> Xem thêm: Lãi đơn và lãi kép: Chọn hình thức nào khi đầu tư? 

4.4 Đầu tư nước ngoài 

Khi tỷ giá hối đoái tăng, đầu tư vào quốc gia trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài do chi phí đầu tư thấp hơn. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, chi phí đầu tư tăng, có thể làm giảm dòng vốn đầu tư nước ngoài. 

7-ty-gia-hoi-doai-anh-huong-nen-kinh-te-quoc-gia-boi-dau-tu-nuoc-ngoai.webp Tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia bởi yếu tố đầu tư nước ngoài

5. Tác động của tỷ giá hối đoái đối với người tiêu dùng 

Sau khi hiểu rõ tận gốc tỷ giá hối đoái là gì và những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá này, bạn cũng cần tìm hiểu sâu hơn về những tác động của tỷ giá hối đoái đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mình. Dưới đây là những ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái lên người tiêu dùng:  

5.1 Giá hàng nhập khẩu 

Khi đồng nội tệ tăng giá, giá hàng nhập khẩu giảm, người tiêu dùng có thể mua nhiều hàng hóa nhập khẩu hơn với cùng một số tiền. Điều này làm tăng sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu so với hàng nội địa.  

Ngược lại, khi đồng nội tệ mất giá, giá hàng nhập khẩu tăng, người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để mua cùng một lượng hàng nhập khẩu. Điều này làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu và có thể đẩy người tiêu dùng chuyển sang sử dụng hàng nội địa. 

5.2 Sự thay đổi trong tiêu dùng 

Khi hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn, người tiêu dùng có thể từ chối mua hàng nhập khẩu và chuyển sang sử dụng hàng nội địa.  

Ví dụ, nếu giá ô tô nhập khẩu tăng cao, người tiêu dùng có thể chọn mua ô tô sản xuất trong nước. 

5.3 Du lịch và chi tiêu nước ngoài 

Đối với khách du lịch, khi đồng nội tệ tăng giá, họ có thể mua nhiều tiền tệ nước ngoài hơn và chi tiêu ở nước ngoài với giá rẻ hơn. Ngược lại, khi đồng nội tệ mất giá, chi tiêu ở nước ngoài sẽ đắt hơn. 

6. Chính sách điều chỉnh tỷ giá của ngân hàng Nhà nước 

Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết để ổn định tỷ giá đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, cải thiện cán cân thanh toán. Chính sách này cũng nhằm quản lý dự trữ ngoại hối để đủ nguồn lực ứng phó với biến động trên thị trường quốc tế. 

Theo đó, chính sách tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt dựa theo cơ chế tỷ giá với biên độ dao động ±5% quanh tỷ giá trung tâm hàng ngày. 

Hiện nay, có 3 chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái để ổn định cung cầu ngoại tệ: 

  • Chính sách hối đoái: Ngân hàng trung ương sẽ mua bán ngoại hối trên thị trường để điều chỉnh tỷ giá nhằm tác động trực tiếp vào cung cầu ngoại hối 
  • Phá giá tiền tệ: Giảm giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ nhằm thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, từ đó tăng cung ngoại tệ và duy trì ổn định tỷ giá dài hạn 
  • Nâng giá tiền tệ: Nâng cao giá trị của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ khác nhằm giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu, giảm cung ngoại tệ. 

8-ngan-hang-nha-nuoc-can-thiep-thi-truong-ngoai-hoi-de-on-dinh-ty-gia.webp Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết để ổn định tỷ giá

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn nắm được tỷ giá hối đoái là gì, phân loại và cách tính tỷ giá. Nhìn chung, đây là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế ảnh hưởng đến thương mại đầu tư, chính sách tài chính của một quốc gia.  

Bạn đừng quên theo dõi ngay trang Cẩm nang Tài chính số Toàn diện để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về tài chính và kinh tế cũng như các mẹo hay khác nhé!

 

-------  

Home Credit - Tài chính số toàn diện   

Home Credit, tập đoàn toàn chính tiêu dùng toàn cầu, tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 và hiện là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6000 nhân viên đã và đang phục vụ 16 triệu khách hàng trên cả nước.   

Tìm hiểu thêm các sản phẩm nhà Home Credit:   

Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:   

Hotline tư vấn: 

Chia sẻ tới

Nhật ký liên quan

00-uy-nhiem-chi-la-gi-thumbnail.webp
Quản lý tài chính
00-ekyc-la-gi-thumbnail.webp
00-may-giat-sharp-thumbnail.webp
Xem tất cả
zalo-icon
Footer Logo

CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM

Tầng G, 8 & 10, Tòa nhà Phụ Nữ, 20 Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Hotline

Hotline 1900 633 633


Sản phẩm thẻ và Home PayLater

Sản phẩm thẻ và Home PayLater 1900 633 999


Email

Email info@homecredit.vn


Điểm giới thiệu dịch vụ

Điểm giới thiệu dịch vụ

Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Tải ứng dụng Home Credit

Để quản lý khoản vay và nhận các ưu đãi độc quyền trên ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

© 2023 Bản quyền thuộc về Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam. Bằng việc truy cập vào website này, tôi đồng ý với các Chính sách của Home Credit liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân của tôi.