Tiền là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Tiền không chỉ là phương tiện trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà còn nói lên sự phát triển kinh tế và xã hội.
Trong bài viết này, Home Credit sẽ cùng bạn tìm hiểu khái niệm tiền là gì, lịch sử ra đời, các chức năng cũng như tác động của tiền đến nền kinh tế. Qua đó, giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò của tiền trong cuộc sống cũng như mối quan hệ giữa tiền với hạnh phúc. Tìm hiểu ngay!
Bài viết liên quan:
Tiền là vật ngang giá giúp bạn xác định giá trị của hàng hóa
Tiền là khái niệm quan trọng trong nền kinh tế, đóng vai trò thiết yếu trong việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm tiền là gì.
Tiền là phương tiện thanh toán hợp pháp, được sử dụng để trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong một khu vực, quốc gia hoặc nền kinh tế nhất định. Thông thường, tiền tệ được phát hành bởi các cơ quan nhà nước như ngân hàng trung ương.
Về cơ bản, tiền tệ không mang giá trị. Giá trị của tiền sẽ phụ thuộc vào giá trị mà tiền đại diện và có thể thay đổi tùy theo tình hình kinh tế hay đơn vị phát hành.
Vào thời cổ đại khi chưa có tiền, con người thực hiện giao dịch bằng cách trao đổi hàng hóa dựa trên giá trị tương đương. Đến khoảng năm 3000 TCN, những đồng tiền xu đầu tiên được đúc tại Lưỡng Hà (khu vực Iraq ngày nay). Sự ra đời của tiền xu giúp việc thanh toán trở nên thuận tiện hơn so với phương thức cân đo hàng hóa trước đó.
Từ năm 600 - 1455, tiền giấy xuất hiện tại Trung Quốc và sau đó được ngân hàng Thụy Điển sản xuất tại Châu Âu. Đến thập niên 1690, tiền giấy đã trở nên phổ biến tại Mỹ.
Từ năm 600-1455, tiền giấy ra đời và bắt đầu xuất hiện tại Trung Quốc
Qua thời gian dài phát triển, tiền đã trở thành phương tiện chính thức trong các giao dịch hàng hóa. Cũng vì thế mà các ngân hàng, thương gia lúc bấy giờ đã có thể sử dụng biên nhận trên hóa đơn để thanh toán.
Ngày nay, bên cạnh tiền xu và tiền giấy, còn có sự xuất hiện của tiền điện tử, tiền mã hóa. Tuy nhiên, những loại hình này hiện vẫn chưa được Chính phủ Việt Nam bảo hộ.
Tiền có nhiều hình thức, trong đó 2 hình thức phổ biến nhất là:
>>> Xem thêm: 5+ cách phân biệt tiền giả và tiền thật nhanh chóng
Để có thể đánh giá được tình hình kinh tế, kiểm soát lạm phát và đưa ra chính sách phù hợp, các nhà kinh tế thường đo lường tiền dựa trên 3 nhóm sau đây:
M1 gồm tất cả các mệnh giá tiền, tiền xu, tiền gửi không kỳ hạn, séc du lịch
>>> Xem thêm: Ngoại hối là gì? Khác gì với ngoại tệ? Lưu ý gì khi đầu tư?
Hiện nay, tiền tệ được các nhà kinh tế học phân thành nhiều chức năng khác nhau, cụ thể:
Tiền đóng vai trò như phương tiện thanh toán trong các giao dịch hàng hóa và dịch vụ. Khi người tiêu dùng mua sản phẩm, họ sử dụng tiền để thực hiện giao dịch, giúp đơn giản hóa quá trình trao đổi.
Ví dụ, khi bạn đi siêu thị mua thực phẩm, bạn sẽ trả tiền mặt hoặc sử dụng thẻ tín dụng để hoàn tất giao dịch.
Tiền là phương tiện trung gian trong quá trình trao đổi hàng hóa
Một trong những chức năng quan trọng khác của tiền là khả năng lưu trữ giá trị qua thời gian. Tiền cho phép người dân bảo toàn giá trị tài sản của mình, giúp họ tiết kiệm cho các mục đích trong tương lai.
Tuy nhiên, việc giữ tiền mặt không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất do lạm phát có thể làm giảm giá trị thực của tiền theo thời gian. So với việc giữ tiền mặt, đầu tư vàng, bất động sản hoặc chứng khoán có thể mang lại lợi nhuận cao hơn và bảo toàn giá trị tốt hơn.
Cuối cùng, tiền cũng được dùng để xác định giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Định lượng giá trị hàng hóa bằng tiền tệ tương tự như việc cân đo chúng bằng các đơn vị đo khối lượng.
Sử dụng tiền làm đơn vị đo lường giúp chuẩn hóa giá cả trên thị trường, tạo điều kiện cho việc giao dịch diễn ra thuận lợi hơn. Qua đó, giúp người tiêu dùng và nhà sản xuất có cái nhìn rõ ràng về giá trị thực của hàng hóa, từ đó thúc đẩy sự cạnh tranh, cải thiện chất lượng sản phẩm.
Tiền là phương tiện thanh toán quan trọng trong nền kinh tế
Ngoài ra, trong thanh toán quốc tế, tiền cũng là cơ sở để xác định tỷ giá hối đoái - chỉ số quan trọng giúp so sánh giá trị của đồng tiền quốc gia này so với quốc gia khác. Tỷ giá này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và lợi ích của việc trao đổi hàng hóa giữa các nước. Khi tỷ giá hối đoái thay đổi, giá trị hàng hóa xuất - nhập khẩu cũng sẽ thay đổi theo; từ đó, tác động đến cán cân thương mại quốc gia.
Tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết và phát triển nền kinh tế. Dưới đây là một số tác động chính của tiền đến nền kinh tế:
Hầu hết mọi người nhận được thu nhập dưới dạng tiền cho công việc của họ và số tiền này thường được chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu như nhà ở, chăm sóc sức khỏe, thực phẩm.
Khi tiền được lưu thông trong nền kinh tế, tiền không chỉ giúp cá nhân/gia đình duy trì cuộc sống mà còn tạo ra dòng tiền cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất.
Khi người dân có thu nhập và đã chi trả các khoản chi phí cần thiết, số tiền còn lại thường được giữ lại để tiết kiệm hoặc đầu tư vào các lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán,...
Việc sử dụng tiền thông minh và đầu tư vừa mang lại lợi ích cho cá nhân vừa hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp. Nhờ đó, tạo ra vòng tuần hoàn tích cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tiết kiệm tiền giúp tạo ra vòng tuần hoàn giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Khi người tiêu dùng tích lũy được nhiều tiền hơn thông qua thu nhập hoặc tiết kiệm, sức mua của họ sẽ tăng lên. Khoản tiền tích lũy lớn không chỉ mang lại cho bạn sự tự do tài chính hơn mà còn mở rộng các lựa chọn trong tiêu dùng.
Thêm vào đó, khi lãi suất thấp, người dân có xu hướng vay nhiều hơn để tiêu dùng. Hoạt động này cũng làm tăng sức mua tổng thể trên thị trường. Từ đó, tác động lớn đến mô hình tiêu dùng cũng như lĩnh vực sản xuất.
Chính phủ thu thuế từ người dân và doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức như thuế TNCN, thuế hàng hóa dịch vụ và các nguồn khác.
Về cơ bản, thuế là nguồn thu quan trọng giúp chính phủ thực hiện các chương trình an sinh xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và phát triển cơ sở hạ tầng. Số tiền từ thuế không chỉ giúp duy trì an ninh trật tự mà còn tạo ra môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế.
Sự giàu có thường được liên kết với hạnh phúc. Bởi lẽ theo nhiều người, khi có nhiều tiền, bản thân sẽ được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản như nhà ở, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục. Từ đó, tạo ra cuộc sống an toàn, ổn định và hạnh phúc hơn.
Giữa tiền và hạnh phúc tồn tại mối liên kết sâu sắc
Tuy nhiên, tiền không phải là yếu tố quyết định duy nhất cho hạnh phúc. Nghiên cứu cho thấy rằng sau khi đạt đến mức thu nhập nhất định, các yếu tố phi tài chính như tình bạn, gia đình và sự thỏa mãn trong công việc trở nên quan trọng hơn.
Hơn nữa, cách mà con người sử dụng tiền cũng ảnh hưởng đến cảm giác hạnh phúc của họ. Những người chi tiêu cho trải nghiệm như du lịch hay hoạt động xã hội thường cảm thấy hạnh phúc hơn so với những người chỉ mua sắm vật chất.
Cuối cùng, sự so sánh xã hội cũng có thể tác động đến cảm giác hài lòng của con người. Khi con người so sánh thu nhập của mình với người khác, cảm giác hài lòng hoặc không hài lòng với cuộc sống của họ có thể bị ảnh hưởng. Việc làm này dẫn đến cảm giác thiếu thốn ngay cả khi họ đang sống đủ đầy.
Trong thế giới tài chính hiện đại, có rất nhiều cạm bẫy tài chính mà người tiêu dùng có thể gặp phải. Những cạm bẫy này có thể đến từ việc chi tiêu quá mức, sử dụng thẻ tín dụng không hợp lý hoặc đầu tư vào các sản phẩm tài chính không rõ ràng.
Để bảo vệ tài sản của mình tốt hơn, bên cạnh việc nhận thức được các rủi ro tài chính, bạn cũng cần xây dựng cho mình một kế hoạch quản lý tài chính thông minh.
Hãy lập kế hoạch tài chính thông minh để bảo vệ tài sản hiệu quả hơn
Lời khuyên để quản lý tiền hiệu quả và thông minh:
>>> Xem thêm: Kế hoạch chi tiêu là gì? 3 bước lập kế hoạch chi tiêu đơn giản, hiệu quả
Tóm lại, tiền tệ đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Hiểu rõ bản chất và chức năng của tiền sẽ giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả hơn, từ đó tạo dựng hạnh phúc và sự ổn định trong cuộc sống. Theo dõi Cẩm nang Tài chính số Toàn diện của Home Credit để có thêm những thông tin hữu ích về quản lý chi tiêu hiệu quả, bạn nhé!
-------
Home Credit - Tài chính số toàn diện
Home Credit, tập đoàn toàn chính tiêu dùng toàn cầu, tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 và hiện là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6000 nhân viên đã và đang phục vụ 16 triệu khách hàng trên cả nước.
Tìm hiểu thêm các sản phẩm nhà Home Credit:
Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline tư vấn:
CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM
Tầng G, 8 & 10, Tòa nhà Phụ Nữ, 20 Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM
© 2023 Bản quyền thuộc về Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam. Bằng việc truy cập vào website này, tôi đồng ý với các Chính sách của Home Credit liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân của tôi.