00-tai-khoan-tin-dung-la-gi-banner.jpg

Tài khoản tín dụng là gì? Ảnh hưởng ra sao đến điểm tín dụng?

Ngày đăng 04/12/2024

Trong cuộc sống hiện đại, tài khoản tín dụng trở thành một công cụ tài chính thiết yếu, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn và quản lý chi tiêu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất của tài khoản tín dụng cũng như tác động của việc đóng tài khoản này đối với điểm tín dụng cá nhân. Hãy cùng Home Credit tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết sau bạn nhé! 

Bài viết liên quan: 

1-tai-khoan-tin-dung-giup-nguoi-dung-de-dang-tiep-can-von.jpg

Tài khoản tín dụng giúp bạn tiếp cận nguồn vốn dễ dàng và kiểm soát chi tiêu thông minh 

1. Tài khoản tín dụng là gì? 

1.1. Khái niệm tài khoản tín dụng 

Tài khoản tín dụng là một loại tài khoản được cung cấp bởi các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng, cho phép người dùng vay tiền trong một hạn mức tín dụng nhất định để chi tiêu hoặc thanh toán các khoản chi phí. Người dùng không cần trả toàn bộ số tiền ngay lập tức mà có thể hoàn trả dần theo thời gian kèm lãi suất (nếu có). 

Hạn mức tín dụng sẽ được quyết định dựa trên khả năng tài chính và điểm tín dụng của mỗi cá nhân. Sau khi được phê duyệt hạn mức, bạn có thể linh hoạt thanh toán tài khoản tín dụng từng phần hoặc toàn bộ trong một khoảng thời gian nhất định và thường có lãi suất nếu số tiền không được thanh toán đầy đủ. 

2-han-muc-tin-dung-se-duoc-quyet-dinh-dua-tren-kha-nang-tai-chinh-ca-nhan.jpg

Hạn mức tín dụng sẽ được quyết định dựa trên khả năng tài chính của mỗi cá nhân 

1.2. Phân biệt tài khoản tín dụng với tài khoản ngân hàng 

Trước khi đi sâu vào các loại tài khoản tín dụng, người dùng cần hiểu rõ sự khác biệt giữa tài khoản này và tài khoản ngân hàng. 

Đặc điểm 

Tài khoản tín dụng 

Tài khoản ngân hàng 

Nguồn tiền 

Khoản vay từ các công ty tài chính hoặc ngân hàng 

Tiền gửi của người dùng 

Mục đích sử dụng 

Cho phép vay tiền, chi tiêu trước, thanh toán sau 

Lưu giữ tiền và thực hiện giao dịch tài chính 

 

Lãi suất 

Phát sinh lãi suất khi sử dụng (nếu không thanh toán đúng hạn) 

Thường không có lãi suất ((trừ khi là tài khoản tiết kiệm hoặc các tài khoản lãi suất khác) 

Giới hạn chi tiêu 

Dựa trên hạn mức tín dụng được cấp 

Không giới hạn (trong phạm vi số dư) 

1.3. Bốn loại tài khoản tín dụng phổ biến 

Tài khoản tín dụng có nhiều loại khác nhau, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, trong đó có 4 loại chính: 

  • Tài khoản quay vòng (Revolving Credit Account): Đây là loại linh hoạt nhất, cho phép người dùng chi trước - trả sau trong một hạn mức nhất định với lãi suất được tính trên số dư nợ còn lại sau mỗi kỳ thanh toán. 
  • Tài khoản tính phí định kỳ (Charge Account): Tài khoản này yêu cầu người dùng thanh toán toàn bộ số dư vào cuối mỗi tháng, không cho phép chuyển nợ sang kỳ sau. 
  • Tài khoản tín dụng dịch vụ (Service Credit Account): Dùng để thanh toán các dịch vụ tiện ích như điện, nước, gas, với khoản phí trả hàng tháng theo hóa đơn hoặc lịch định sẵn. 
  • Tài khoản trả góp (Installment Credit Account): Người dùng nên sử dụng tài khoản trả góp cho các khoản vay lớn như mua nhà, xe hơi với số tiền vay cố định được trả dần theo kỳ hạn, kèm lãi suất đã thỏa thuận. 

3-tai-khoan-tin-dung-cho-phep-nguoi-dung-mua-truoc-tra-sau.jpg

Tài khoản tín dụng cho phép người dùng mua trước trả sau khi đi mua sắm, ăn uống 

2. Lợi ích của tài khoản tín dụng đối với điểm tín dụng 

Tài khoản tín dụng là công cụ tài chính quan trọng để xây dựng và cải thiện điểm tín dụng. Các giao dịch từ tài khoản sẽ được báo cáo lên cơ quan tín dụng, giúp người mới có lịch sử tín dụng và người dùng lâu năm tăng điểm tín dụng. Lịch sử và điểm tín dụng tốt là cơ sở giúp người dùng có thể dễ dàng tiếp cận các khoản vay tốt hơn trong tương lai. 

Theo đó, tài khoản tín dụng tác động đến điểm tín dụng thông qua 3 yếu tố chính: 

  • Tỉ lệ sử dụng tín dụng: Chỉ số thể hiện phần trăm hạn mức bạn đã dùng. Bạn nên duy trì tỷ lệ dưới 30% để bảo vệ điểm tín dụng, tránh dùng hết hoặc vượt hạn mức vì sẽ làm giảm điểm. 
  • Lịch sử thanh toán: Đây là yếu tố quan trọng phản ánh quá trình trả nợ của bạn. Trả đúng hạn sẽ giúp tăng điểm tín dụng, còn trả chậm hoặc không trả sẽ làm giảm điểm và lưu trong báo cáo tín dụng 5 - 7 năm. 
  • Lịch sử tín dụng: Lịch sử tín dụng ghi nhận cách bạn quản lý các khoản vay và tài khoản tín dụng trong quá khứ. Một lịch sử tín dụng dài hạn, ổn định và tích cực sẽ giúp bạn được đánh giá cao khi vay vốn. 

>> Xem thêm: Mã CITAD là gì? Tầm quan trọng của mã CITAD

4-tai-khoan-tin-dung-la-cong-cu-quan-trong-de-xay-dung-diem-tin-dung.jpg

Tài khoản tín dụng là công cụ quan trọng để xây dựng điểm tín dụng 

3. Khi nào bạn nên cân nhắc đóng tài khoản tín dụng? 

Bạn nên cân nhắc các yếu tố dưới đây trước khi đưa ra quyết định đóng tài khoản tín dụng: 

3.1. Các lý do hợp lý để đóng tài khoản tín dụng 

Bên cạnh những lợi ích mà tài khoản tín dụng mang lại, có một số trường hợp bạn nên cân nhắc việc đóng tài khoản để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả: 

  • Thẻ tín dụng sắp hết hạn: Nếu tài khoản tín dụng của bạn sắp hết hạn và bạn không có nhu cầu tiếp tục sử dụng, đóng tài khoản giúp bạn tránh phải đóng các khoản phí duy trì không cần thiết 
  • Khó kiểm soát chi tiêu: Trong trường hợp bạn không thể quản lý chi tiêu tốt và thường xuyên gặp khó khăn trong việc thanh toán đúng hạn, đóng tài khoản sẽ giúp bạn tránh tình trạng nợ nần 
  • Thẻ không được sử dụng: Khi tài khoản tín dụng không còn được sử dụng, đóng tài khoản giúp bạn tiết kiệm các khoản phí duy trì như phí thường niên 
  • Rủi ro mất an toàn: Trong các tình huống khẩn cấp như mất thẻ hoặc bạn nghi ngờ thông tin cá nhân đã bị rò rỉ, đóng tài khoản ngay lập tức giúp ngừng các giao dịch trái phép và bảo vệ tài khoản khỏi các rủi ro tín dụng

>>> Xem thêm: Quản lý thẻ tín dụng Home Credit bảo mật, an toàn 

5-dong-tai-khoan-la-bien-phap-tiet-kiem-chi-phi-neu-ban-khong-su-dung-the-tin-dung.jpg

Đóng tài khoản là biện pháp tiết kiệm chi phí nếu bạn không sử dụng thẻ tín dụng thường xuyên 

3.2. Tác động tài chính khi duy trì hoặc đóng tài khoản không cần thiết 

Tác động tiêu cực 

  • Ảnh hưởng xấu đến điểm tín dụng: Đóng tài khoản tín dụng có thể giảm tổng hạn mức tín dụng, khiến tỷ lệ sử dụng tín dụng tăng và có thể làm giảm điểm tín dụng. Tuy nhiên, nếu bạn tiếp tục quản lý tốt các tài khoản còn lại, ảnh hưởng này thường chỉ là tạm thời. 
  • Ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng: Nếu tài khoản tín dụng của bạn là một trong những tài khoản lâu đời nhất, hành động đóng thẻ tín dụng sẽ làm ảnh hưởng đến điểm tín dụng và khả năng vay vốn trong tương lai. 

Tác động tích cực 

  • Giảm các chi phí: Đóng tài khoản có phí duy trì cao sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể hàng năm. Số tiền này có thể được sử dụng cho các mục đích tài chính khác như tiết kiệm hoặc đầu tư. 
  • Đơn giản hóa quản lý tài chính: Giảm số lượng tài khoản tín dụng có thể giúp bạn theo dõi và quản lý tài chính dễ dàng hơn, giảm nguy cơ quên thanh toán hoặc vượt quá hạn mức chi tiêu. 

4. Đóng tài khoản tín dụng ảnh hưởng như thế nào đến điểm tín dụng? 

Khi quyết định đóng tài khoản tín dụng, đặc biệt là những thẻ đã có thời gian hoạt động lâu dài có thể mang lại nhiều điều hại hơn là lợi. Cụ thể, điểm tín dụng của bạn sẽ giảm khi quyết định ngưng hoặc hủy sử dụng thẻ vì 2 lý do chính: 

  • Giảm lịch sử tín dụng: Lịch sử tín dụng dài và tích cực là yếu tố quan trọng trong việc tính toán điểm tín dụng, thường chiếm khoảng 15% trong tổng điểm. Nếu bạn đóng tài khoản tín dụng lâu dài, thời gian lịch sử tín dụng sẽ giảm kéo theo điểm tín dụng giảm xuống. 
  • Tăng tỷ lệ sử dụng tín dụng: Khi bạn đóng tài khoản tín dụng có hạn mức lớn, tổng hạn mức tín dụng giảm làm tăng tỷ lệ sử dụng tín dụng. Các tổ chức tín dụng sẽ coi đây là dấu hiệu rủi ro tài chính, dẫn đến điểm tín dụng có thể giảm. 

6-nguoi-dung-can-can-nhac-viec-dong-tai-khoan-tin-dung-vi-se-lam-giam-diem-tin-dung.jpg

Người dùng cần cân nhắc việc đóng tài khoản tín dụng vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến điểm tín dụng 

Giả sử, bạn có ba thẻ tín dụng bao gồm: Thẻ A (hạn mức 10 triệu VND, đã mở 5 năm), Thẻ B (hạn mức 15 triệu VND, đã mở 3 năm), Thẻ C (hạn mức 5 triệu VND, mới mở 1 năm) 

Tình huống hiện tại: 

  • Tổng hạn mức: 10 triệu + 15 triệu + 5 triệu = 30 triệu VND. 
  • Sử dụng: 10 triệu VND. 
  • Tỷ lệ sử dụng tín dụng: (10 triệu / 30 triệu) * 100 = 33%. 

Trong trường hợp bạn đóng thẻ B: 

  • Tổng hạn mức sau khi đóng: 10 triệu + 5 triệu = 15 triệu VND. 
  • Tỷ lệ sử dụng mới: (10 triệu / 15 triệu) * 100 = 66.67%. 

Vì vậy, việc đóng Thẻ B sẽ giảm lịch sử tín dụng của bạn thêm 3 năm, có thể làm giảm điểm tín dụng. Tỷ lệ sử dụng tăng lên 66.67%. Đây được coi là dấu hiệu rủi ro tài chính và dẫn đến giảm điểm tín dụng. 

Tóm lại, nếu bạn có 3 thẻ tín dụng với tổng hạn mức là 30 triệu VND và đang sử dụng 10 triệu VND, tỷ lệ sử dụng của bạn là 33%. Tuy nhiên, nếu bạn đóng một thẻ có hạn mức 15 triệu VND, tổng hạn mức còn lại chỉ còn 15 triệu VND. Nếu số dư vẫn giữ nguyên ở mức 10 triệu VND, tỷ lệ sử dụng sẽ tăng lên 67%, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng của bạn. 

5. Cách giảm thiểu tác động tiêu cực khi đóng tài khoản tín dụng 

Đóng tài khoản tín dụng có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn nên bạn cần chuẩn bị kỹ càng để tránh những rắc rối không đáng có. Dưới đây là một số bước bạn cần lưu ý: 

  • Thanh toán hết nợ: Trước khi đóng thẻ, hãy đảm bảo tất cả khoản nợ của bạn đã được thanh toán để tránh phát sinh phí phạt hoặc lãi suất không mong muốn, giúp hạn chế ảnh hưởng xấu đến điểm tín dụng. 
  • Kiểm tra tỷ lệ sử dụng tín dụng: Đóng thẻ tín dụng với hạn mức lớn sẽ làm giảm tổng hạn mức tín dụng, dẫn đến tăng tỷ lệ sử dụng tín dụng và có thể làm giảm điểm tín dụng. Trong trường hợp này, bạn cần xem xét giảm dư nợ hoặc giữ lại tài khoản trước khi quyết định đóng thẻ. 
  • Chuyển đổi thẻ tín dụng: Thay vì đóng hẳn thẻ, bạn có thể chuyển sang loại thẻ khác có ưu đãi tốt hơn hoặc không có phí duy trì. Bạn nên xem xét chuyển sang loại thẻ khác có lợi hơn mà không làm ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của bạn. 
  • Mở thẻ tín dụng mới: Nếu điểm tín dụng bị ảnh hưởng sau khi đóng thẻ, bạn có thể mở thẻ tín dụng mới với hạn mức nhỏ để tái xây dựng lịch sử tín dụng và duy trì điểm tín dụng ở mức tốt. 
  • Giữ tỷ lệ sử dụng tín dụng thấp: Để bảo vệ điểm tín dụng, hãy luôn giữ tỷ lệ sử dụng tín dụng dưới 30% nhằm thể hiện khả năng quản lý tài chính tốt và tránh rủi ro. 
  • Thanh toán đúng hạn: Để duy trì điểm tín dụng ổn định, bạn cần thanh toán đầy đủ các khoản nợ trước hạn. Thanh toán đúng hạn giúp bạn tránh được các khoản phí phạt và lãi suất cao, bảo vệ điểm tín dụng khỏi việc bị giảm sút. 

7-thanh-toan-toan-bo-so-du-the-tin-dung-se-giup-ban-tranh-cac-khoan-phi-phat.jpg

Thanh toán dư thẻ tín dụng đúng hạn sẽ giúp bạn tránh các khoản phí phạt 

Tóm lại, tài khoản tín dụng là một công cụ quan trọng giúp xây dựng và duy trì điểm tín dụng tốt. Khi người dùng sử dụng tài khoản vay tín dụng có trách nhiệm và thanh toán đúng hạn, bạn có thể tận dụng tối đa lợi ích từ tài khoản này để cải thiện sức khỏe tài chính tổng thể. 

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những thông tin tài chính hữu ích, hãy khám phá ngay Blog Tài chính số toàn diện của Home Credit để trang bị bí quyết quản lý tài chính thông minh và hiệu quả! 

 

-------  

Home Credit - Tài chính số toàn diện   

Home Credit, tập đoàn toàn chính tiêu dùng toàn cầu, tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 và hiện là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6000 nhân viên đã và đang phục vụ 16 triệu khách hàng trên cả nước.   

Tìm hiểu thêm các sản phẩm nhà Home Credit:   

Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:   

Hotline tư vấn: 

Chia sẻ tới

Nhật ký liên quan

00-so-du-kha-dung-la-gi-thumbnail.webp
Quản lý tài chính
News thumbnail
00-tu-lanh-mini-dien-may-xanh-thumbnail.webp
Xem tất cả
zalo-icon
Footer Logo

CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM

Tầng G, 8 & 10, Tòa nhà Phụ Nữ, 20 Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Hotline

Hotline 1900 633 633


Sản phẩm thẻ và Home PayLater

Sản phẩm thẻ và Home PayLater 1900 633 999


Email

Email info@homecredit.vn


Điểm giới thiệu dịch vụ

Điểm giới thiệu dịch vụ

Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Tải ứng dụng Home Credit

Để quản lý khoản vay và nhận các ưu đãi độc quyền trên ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

© 2023 Bản quyền thuộc về Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam. Bằng việc truy cập vào website này, tôi đồng ý với các Chính sách của Home Credit liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân của tôi.