00-suy-thoai-kinh-te-la-gi-banner.jpg

Suy thoái kinh tế là gì? Cần chuẩn bị gì trước rủi ro suy thoái?

Ngày đăng 10/02/2025

Suy thoái kinh tế là tình trạng suy giảm kinh tế nghiêm trọng ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống, từ thị trường lao động đến các quyết định tài chính cá nhân. Khi nền kinh tế đi xuống, người dân, doanh nghiệp và chính phủ đều phải đối mặt với những thách thức lớn.  

Trong bài viết này, hãy cùng Home Credit tìm hiểu chi tiết suy thoái kinh tế là gì, nguyên nhân và cách thức chuẩn bị để chủ động ứng phó với suy thoái. Khám phá ngay! 

Bài viết liên quan: 

1-suy-thoai-kinh-te-anh-huong-nghiem-trong-den-thi-truong-lao-dong.jpg

Suy thoái kinh tế ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường lao động 

1. Suy thoái kinh tế là gì? 

Suy thoái kinh tế được hiểu là sự giảm sút đáng kể trong các hoạt động kinh tế của một quốc gia hoặc toàn cầu, thường kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Trong giai đoạn này, các chỉ số kinh tế như GDP (Tổng sản phẩm quốc nội), sản xuất công nghiệp, tiêu dùng, đầu tư và việc làm đều suy giảm. 

Suy thoái kinh tế có thể dẫn đến tăng trưởng chậm, thất nghiệp tăng cao và giảm thu nhập của người dân. Theo đó, có 3 yếu tố chính để xác định nền kinh tế bị suy thoái, gồm: 

  • Giảm sút GDP trong hai quý liên tiếp: Việc GDP giảm trong hai quý liên tiếp được coi là dấu hiệu của suy thoái kinh tế. 
  • Tăng tỷ lệ thất nghiệp: Trong giai đoạn suy thoái, doanh nghiệp thường cắt giảm nhân sự để giảm chi phí, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Điều này kéo theo giảm thu nhập và tổng cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái. 
  • Giảm sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ: Khi nền kinh tế suy yếu, nhu cầu tiêu dùng giảm khiến sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ sụt giảm. Điển hình như trong đợt khủng hoảng 2008, doanh thu bán lẻ Mỹ giảm 7%, phản ánh suy giảm sức mua và tác động của suy thoái. 

2-giam-gdp-trong-hai-quy-lien-tiep-cho-thay-kinh-te-dang-suy-thoai.jpg

Giảm GDP trong hai quý liên tiếp cho thấy kinh tế đang suy thoái 

2. Nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế 

Suy thoái kinh tế có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, cả từ bên trong và bên ngoài nền kinh tế. Các nguyên nhân chính bao gồm: 

2.1 Nguyên nhân nội tại

Nguyên nhân nội tại của suy thoái kinh tế thường xuất phát từ các yếu tố bên trong nền kinh tế quốc gia như: 

  • Chính sách kinh tế không hiệu quả: Chính sách kinh tế yếu kém như tăng thuế cao hoặc cắt giảm chi tiêu công, có thể làm suy giảm hoạt động sản xuất và tiêu dùng, dẫn đến suy thoái 
  • Mất cân đối trong cung và cầu: Khi cung vượt cầu (quá nhiều hàng tồn kho) hoặc cầu vượt cung (thiếu hàng hóa và dịch vụ), nền kinh tế sẽ giảm tốc độ tăng trưởng và có thể suy thoái 

3-lam-phat-tang-vot-lai-suat-qua-cao-hoac-qua-thap-gay-ra-suy-thoai.jpg

Lạm phát tăng vọt, lãi suất quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây ra suy thoái kinh tế 

2.2 Nguyên nhân ngoại cảnh

Nguyên nhân ngoại tại của suy thoái kinh tế thường liên quan đến các yếu tố bên ngoài, vượt khỏi tầm kiểm soát của nền kinh tế quốc gia như: 

  • Khủng hoảng tài chính toàn cầu: Các cuộc khủng hoảng tài chính lớn như khủng hoảng tại Mỹ năm 2008 có thể khiến các quốc gia bị ảnh hưởng, gây suy giảm niềm tin vào hệ thống tài chính và khiến nền kinh tế toàn cầu chậm lại. 
  • Biến đổi khí hậu, thiên tai, đại dịch: Thiên tai như lũ lụt, bão hay hạn hán, tác động của biến đổi khí hậu gây phá hủy cơ sở hạ tầng hay các đại dịch như COVID-19 có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng, giảm tiêu dùng và gây ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng. 
  • Xung đột chính trị và chiến tranh: Chiến tranh hoặc bất ổn chính trị làm gián đoạn sản xuất, phá hủy cơ sở hạ tầng và giảm niềm tin của nhà đầu tư, dẫn đến suy thoái kinh tế. 

4-nguyen-nhan-ngoai-tai-nhu-khung-hoang-tai-chinh-va-thien-tai.jpg

Nguyên nhân ngoại tại như khủng hoảng tài chính và thiên tai có thể đẩy nền kinh tế vào suy thoái 

3. Tác động của suy thoái kinh tế đối với người lao động 

Suy thoái kinh tế gây ra những ảnh hưởng sâu sắc và rộng khắp đến mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là đối với người lao động. Cụ thể, trong thời kỳ suy thoái, người lao động có thể gặp những tác động sau: 

  • Mất việc làm và giảm thu nhập: Doanh nghiệp ngừng tuyển dụng và cắt giảm chi phí khiến người lao động khó tìm việc hoặc buộc phải chấp nhận mức lương thấp. 
  • Giảm sức mua và chất lượng cuộc sống: Thu nhập giảm khiến người lao động phải cắt giảm chi tiêu, ảnh hưởng trực tiếp đến các nhu cầu cơ bản như ăn uống, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. 

5-suy-thoai-kinh-te-khien-nguoi-lao-dong-that-nghiep.jpg

Suy thoái kinh tế khiến người lao động thất nghiệp hoặc khó tìm việc làm 

4. Cách chuẩn bị và ứng phó trước rủi ro suy thoái kinh tế 

Khi đối mặt với suy thoái kinh tế, chuẩn bị tài chính vững vàng, phát triển kỹ năng và có kế hoạch dài hạn sẽ giúp bạn giảm thiểu tác động tiêu cực. Dưới đây là những phương án để bảo vệ tài chính cá nhân và gia đình trong giai đoạn khó khăn này: 

Tăng cường tiết kiệm quản lý chi tiêu: Xây dựng quỹ dự phòng đủ để trang trải ít nhất 3 tháng chi phí sinh hoạt. Đồng thời, cắt giảm những chi tiêu không cần thiết như ăn ngoài, mua sắm, giúp duy trì tài chính ổn định khi thu nhập giảm sút 

Nâng cao kỹ năng và kiến thức: Tham gia các khóa học/webinar về công nghệ mới hoặc kỹ năng mềm để nâng cao năng lực bản thân. Đây là nền tảng giúp bạn bắt đầu làm việc tại nhà với nghề Freelancer, từ đó giảm bớt phụ thuộc vào công việc chính. 

>>> Xem thêm: 9 thói quen tài chính mà dân Freelancer nào cũng nên biết 

6-ban-can-chuan-bi-tam-ly-that-vung-khi-doi-mat-voi-suy-thoai-kinh-te.jpg

Bạn cần chuẩn bị tâm lý thật vững khi đối mặt với suy thoái kinh tế 

5. Bài học từ các cuộc suy thoái kinh tế trước đây 

Các cuộc suy thoái kinh tế như khủng hoảng 2008 và đại dịch COVID-19 đã để lại bài học quan trọng về cách nhận diện và ứng phó với khủng hoảng tài chính. Dưới đây là một số bài học chính từ 2 sự kiện này: 

5.1 Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 

Khủng hoảng tài chính năm 2008 bắt đầu từ sự bùng nổ của thị trường nhà đất tại Mỹ. Việc các tổ chức tài chính cung cấp các khoản vay dưới chuẩn (subprime mortgages) mà không kiểm soát chặt chẽ đã dẫn đến tình trạng vỡ bong bóng bất động sản khi nhiều người vay không thể trả nợ. 

Bài học từ khủng hoảng tài chính 2008 đã chỉ ra rằng cần phải hạn chế cho vay rủi ro, đảm bảo minh bạch trong hoạt động tài chính và thực thi các quy định về tín dụng. Những thay đổi này được thiết kế nhằm duy trì sự ổn định lâu dài của hệ thống tài chính và nền kinh tế. 

7-khung-hoang-kinh-te-2008-gay-ra-cuoc-dai-suy-thoai-toan-cau.jpg

Khủng hoảng kinh tế 2008 gây ra cuộc đại suy thoái toàn cầu 

5.2 Suy thoái do đại dịch COVID-19 

Đại dịch COVID-19 đã gây ra một cú sốc chưa từng có đối với nền kinh tế toàn cầu, bắt nguồn từ việc gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng và sản xuất. Các biện pháp phong tỏa và hạn chế di chuyển nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus đã buộc nhiều nhà máy phải đóng cửa, làm đình trệ giao thương quốc tế, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Đồng thời, nhu cầu tiêu dùng giảm sút do lo ngại về sức khỏe và thu nhập bất ổn đã khiến cầu giảm mạnh. 

COVID-19 đã cho thấy việc thiết lập một quỹ dự phòng tài chính là đặc biệt quan trọng. Mỗi người cần xây dựng khoản dự phòng cá nhân, ít nhất từ 3-6 tháng chi tiêu để đối phó với tình huống khẩn cấp như mất việc, bệnh tật hoặc giảm thu nhập đột ngột. 

Đại dịch COVID-19 là một lời nhắc nhở về sự biến động khó lường của nền kinh tế toàn cầu. Qua đó, suy thoái do COVID-19 càng thể hiện rõ tầm quan trọng của việc chuẩn bị trước rủi ro trong tương lai. 

8-moi-ca-nhan-nen-co-san-quy-du-phong-de-doi-pho-voi-tinh-huong-khan-cap.jpg

Mỗi cá nhân nên có sẵn quỹ dự phòng để đối phó với tình huống khẩn cấp 

Hy vọng bài viết trên của Home Credit đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất, nguyên nhân và tác động của suy thoái kinh tế cũng như cách chuẩn bị để đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn. Sự chủ động và kiến thức vững vàng sẽ là “lá chắn” quan trọng, giúp bạn vượt qua mọi biến động kinh tế một cách an toàn và tự tin hơn. 

Đừng quên khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích trên trang Cẩm nang Tài chính số Toàn diện của Home Credit nhé! 

 

-------  

Home Credit - Tài chính số toàn diện   

Home Credit, tập đoàn toàn chính tiêu dùng toàn cầu, tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 và hiện là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6000 nhân viên đã và đang phục vụ 16 triệu khách hàng trên cả nước.   

Tìm hiểu thêm các sản phẩm nhà Home Credit:   

Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:   

Hotline tư vấn: 

Chia sẻ tới

Nhật ký liên quan

00-uy-nhiem-chi-la-gi-thumbnail.webp
Quản lý tài chính
00-ekyc-la-gi-thumbnail.webp
00-may-giat-sharp-thumbnail.webp
Xem tất cả
zalo-icon
Footer Logo

CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM

Tầng G, 8 & 10, Tòa nhà Phụ Nữ, 20 Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Hotline

Hotline 1900 633 633


Sản phẩm thẻ và Home PayLater

Sản phẩm thẻ và Home PayLater 1900 633 999


Email

Email info@homecredit.vn


Điểm giới thiệu dịch vụ

Điểm giới thiệu dịch vụ

Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Tải ứng dụng Home Credit

Để quản lý khoản vay và nhận các ưu đãi độc quyền trên ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

© 2023 Bản quyền thuộc về Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam. Bằng việc truy cập vào website này, tôi đồng ý với các Chính sách của Home Credit liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân của tôi.