Những rủi ro bất ngờ như mất việc hay ốm đau có thể khiến chúng ta rơi vào tình huống khó khăn về tài chính, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát gia tăng, chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ.
Do đó, việc có một quỹ dự phòng sẽ là chìa khóa để bạn mở ra cánh cửa tự do tài chính và đảm bảo sự ổn định cho cuộc sống của mình. Trong bài viết này, Home Credit sẽ gợi ý cho bạn 4 bước xây dựng quỹ dự phòng tài chính đơn giản và hiệu quả nhất. Tìm hiểu ngay nhé!
Bài viết liên quan:
Xây dựng một quỹ dự phòng tài chính là điều quan trọng và cần thiết với mỗi cá nhân và gia đình
Quỹ dự phòng tài chính là một khoản tiền mà bạn chủ động trích ra từ thu nhập của mình, giống như một hình thức tiết kiệm thông minh. Việc lập quỹ dự phòng là cần thiết để bạn có thể đối phó với những tình huống bất ngờ như mất việc, ốm đau, sửa chữa nhà cửa hoặc xử lý các phát sinh khác mà không cần phải loay hoay tìm nguồn tài chính khác.
Ví dụ, khi có thành viên nào đó trong gia đình gặp phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần nhập viện, quỹ dự phòng sẽ giúp gia đình bạn vượt qua giai đoạn khó khăn, cho phép bạn tập trung vào việc chăm sóc người thân mà không phải lo lắng về chi phí phẫu thuật và điều trị.
Có một quỹ dự phòng tài chính cá nhân sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực sau:
Quỹ dự phòng giúp bạn sớm đạt được sự tự do tài chính
Số tiền cần thiết cho quỹ dự phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức sống, thu nhập và các mục tiêu tài chính cá nhân. Dưới đây là công thức tính quỹ dự phòng mẫu bạn có thể tham khảo:
Thông thường, bạn nên chuẩn bị một quỹ dự phòng thất nghiệp từ 3-6 tháng hoặc 1 năm để đảm bảo có đủ thời gian tìm công việc mới.
Giả sử, bạn chi tiêu khoảng 8 triệu VND/tháng. Để đảm bảo cuộc sống vẫn ổn định trong 6 tháng nếu mất việc, bạn cần có quỹ dự phòng ít nhất là 8 triệu VND/tháng x 6 tháng = 48 triệu VND.
Quỹ dự phòng ốm đau, bệnh tật
Chi phí chữa bệnh ngày càng tăng cao, một tai nạn hay căn bệnh bất ngờ có thể khiến bạn phải đối mặt với khoản chi phí khổng lồ lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Vì vậy, việc lập một quỹ dự phòng cho những tình huống y tế không lường trước là rất cần thiết.
Giả sử, thu nhập của bạn là 10 triệu đồng/tháng, mỗi tháng bạn có thể trích ra 5-10% số tiền lương để lập quỹ dự phòng bệnh tật, tức khoảng 500.000 -1 triệu VND. Tùy thuộc vào tình hình tài chính và các mục tiêu, bạn có thể tăng hoặc giảm số tiền tiết kiệm vào quỹ này.
>>> Xem thêm: Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính: Bí quyết quản lý tiền thông minh
Để phòng trường hợp thu nhập giảm, bạn nên tính toán dựa trên mức chi tiêu cao nhất để lập quỹ dự phòng
Để xây dựng một quỹ dự phòng hiệu quả, bạn hãy cùng Home Credit tìm hiểu qua 4 bước đơn dưới đây:
Xây dựng một kế hoạch tài chính rõ ràng là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu lập quỹ dự phòng. Kế hoạch này bao gồm việc xác định mục tiêu của quỹ dự phòng cụ thể như tiết kiệm bao nhiêu, trong bao lâu, để làm gì,... Qua bản kế hoạch, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về mục tiêu tiết kiệm, tình hình tài chính hiện tại và có cách phân bổ chi tiêu hợp lý hơn.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn 6 bước lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả
Liệt kê tất cả các khoản thu chi tiêu để có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính
Việc theo dõi chi tiêu hàng tháng là cần thiết để bạn phát hiện ra những khoản chi tiêu quá tay và có phương án giải quyết. Bạn có thể sử dụng các app quản lý chi tiêu như Lover, Sổ thu chi Misa, Spendee,... để ghi lại mọi giao dịch của mình.
Sau một thời gian, hãy phân tích chi tiêu để xem mình đang tiêu tiền vào đâu nhiều nhất. Từ đó, bạn có thể tìm cách cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết như mua sắm online, ăn uống ngoài hàng quán, giải trí không cần thiết,...
>>> Xem thêm: 11 cách tiết kiệm tiền cho dân văn phòng hiệu quả, nhanh chóng
Phân tích chi tiêu hàng tháng để cắt giảm kịp thời những khoản không cần thiết
Để đảm bảo số tiền tiết kiệm không bị xài vào những mục đích khác, bạn nên cân nhắc mở một tài khoản tiết kiệm riêng biệt cho quỹ dự phòng. Bạn có thể thiết lập lệnh tự động chuyển khoản một khoản tiền cố định từ tài khoản chính sang quỹ dự phòng mỗi tháng để đảm bảo tính kỷ luật trong việc tiết kiệm.
Tách biệt quỹ dự phòng với các khoản chi tiêu khác sẽ giúp bạn tránh tiêu xài vô tội vạ và đạt được mục tiêu tài chính nhanh hơn
Xây dựng quỹ dự phòng là một bước đi thông minh để phòng ngừa những rủi ro tài chính không mong muốn. Tuy nhiên, với nhiều người, đặc biệt là những người có thu nhập không ổn định, việc tích lũy một khoản tiền lớn để đối phó với những rủi ro lớn là điều khá khó khăn.
Đó là lý do tại sao bảo hiểm lại trở thành một giải pháp tài chính hữu ích và linh hoạt hơn. Thay vì phải lo lắng về những rủi ro không lường trước, bạn chỉ cần đóng một khoản phí bảo hiểm nhỏ hàng tháng để được bảo vệ toàn diện.
Với đa dạng các gói bảo hiểm, Home Credit cung cấp giải pháp bảo vệ toàn diện cho bạn và gia đình, từ sức khoẻ, tài sản đến các rủi ro tài chính. Đặc biệt, gói An tâm tài chính sẽ là người bạn đồng hành tin cậy, hỗ trợ bạn vượt qua những khó khăn và giúp bạn vững tin trước mọi biến cố của cuộc sống.
Qua bài viết này, Home Credit đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để xây dựng một quỹ dự phòng tài chính hiệu quả. Ngay từ bây giờ, bạn hãy chủ động lập kế hoạch tài chính và liên hệ tới hotline 1900 633 633 của Home Credit để được tư vấn và lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp nhất với nhu cầu nhé!
-------
Home Credit - Tài chính số toàn diện
Home Credit, tập đoàn toàn chính tiêu dùng toàn cầu, tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 và hiện là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6000 nhân viên đã và đang phục vụ 16 triệu khách hàng trên cả nước.
Tìm hiểu thêm các sản phẩm nhà Home Credit:
Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline tư vấn:
CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM
Tầng G, 8 & 10, Tòa nhà Phụ Nữ, 20 Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM
© 2023 Bản quyền thuộc về Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam. Bằng việc truy cập vào website này, tôi đồng ý với các Chính sách của Home Credit liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân của tôi.