00-ngoai-hoi-la-gi-banner.webp

Ngoại hối là gì? Khác gì với ngoại tệ? Lưu ý gì khi đầu tư?

Ngày đăng 12/03/2025

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, ngoại hối đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao thương quốc tế, đầu tư xuyên biên giới và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai khái niệm ngoại hối và ngoại tệ. 

Trong bài viết này, Home Credit sẽ giúp bạn hiểu rõ ngoại hối là gì, cách phân biệt giữa ngoại hối và ngoại tệ và những khía cạnh liên quan đến thị trường ngoại hối cũng như cơ hội và rủi ro khi đầu tư. Tìm hiểu ngay!

Bài viết liên quan:

1-ngoai-hoi-dong-vai-tro-quan-trong-trong-giao-dich-quoc-te.webp

Ngoại hối đóng vai trò then chốt trong thúc đẩy giao thương quốc tế, đầu tư xuyên biên giới và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô

1. Ngoại hối là gì?

Ngoại hối là tài sản, quyền tài sản có thể định giá và quy đổi thành tiền nước ngoài, được quốc tế công nhận làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch toàn cầu.

Vậy ngoại hối gồm những gì? Các loại tài sản thuộc về ngoại hối bao gồm:

  • Ngoại tệ: Đồng tiền của nước ngoài hoặc tiền chung của một nhóm quốc gia
  • Công cụ thanh toán: Séc, thẻ ngân hàng, hối phiếu, lệnh phiếu, giấy chuyển ngân hàng được sử dụng để thanh toán bằng ngoại tệ
  • Chứng từ có giá bằng ngoại tệ: Cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ
  • Vàng: Bao gồm vàng miếng, vàng khối, vàng thỏi, vàng trên tài khoản nước ngoài của người cư trú và vàng thuộc dự trữ quốc gia
  • Đồng tiền quốc gia (bản tệ): Được coi là ngoại hối nếu sử dụng trong thanh toán quốc tế hay xuất nhập khẩu tiền tệ
  • Tiền mã hóa: Các loại tiền điện tử, tiền ảo, tiền kỹ thuật số được hỗ trợ bởi mạng lưới máy tính toàn cầu thay vì các chính phủ như Bitcoin, Ethereum,...

>>> Xem thêm: Nên mua vàng miếng hay vàng nhẫn? Giải thích chi tiết từ A-Z

2-ngoai-hoi-duoc-quoc-te-cong-nhan-lam-phuong-tien.webp

Ngoại hối được quốc tế công nhận làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch toàn cầu

2. Ngoại hối và ngoại tệ giống hay khác nhau? 

Ngoại hối và ngoại tệ là hai khái niệm trong tài chính quốc tế với những điểm khác biệt quan trọng:

Yếu tố

Ngoại hối

Ngoại tệ

Khái niệm

 

Ngoại hối là ngoại tệ và các công cụ tài chính khác được sử dụng trong các giao dịch quốc tế

 

Ngoại tệ là đơn vị tiền tệ của một quốc gia so với quốc gia khác, được sử dụng trực tiếp hoặc thông qua một đồng tiền trung gian để thanh toán quốc tế

Thành phần

 

  • Ngoại tệ
  • Phương tiện thanh toán quốc tế bằng ngoại tệ gồm séc, hối phiếu, kỳ phiếu, điện chuyển tiền hoặc thư chuyển tiền
  • Các loại chứng khoán bằng ngoại tệ gồm cổ phiếu, trái phiếu quốc gia, vàng theo tiêu chuẩn quốc tế,...
  • Tiền giấy
  • Tiền kim loại
  • Tiền tín dụng

 

Phạm vi

Phạm vi bao quát hơn, bao gồm cả ngoại tệ

Phạm vi giới hạn, thuộc một phần của ngoại hối

Như vậy, ngoại tệ là một phần của ngoại hối. Ngoại hối có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả ngoại tệ và các công cụ tài chính khác được sử dụng trong giao dịch quốc tế.

3. Thị trường ngoại hối là gì?

Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các giao dịch trao đổi, mua bán tiền tệ và các công cụ thanh toán quốc tế có giá trị tương đương với ngoại tệ. Đây là thị trường phi tập trung, hoạt động trên quy mô toàn cầu và xuyên suốt 24 giờ (trừ cuối tuần, ngày lễ).

3.1 Cơ chế hoạt động

Trên thị trường ngoại hối, tiền tệ được giao dịch theo từng cặp. Điều này đồng nghĩa với việc khi nhà đầu tư mua một loại tiền tệ bất kỳ, họ đồng thời bán một loại tiền tệ khác. 

Chẳng hạn, khi mua EUR/USD, nhà đầu tư thực hiện quy trình mua EUR và bán USD cùng lúc. Các cặp tiền tệ trên thị trường thường được phân thành 3 nhóm chính:

  • Cặp tiền tệ chính: Kết hợp giữa USD với bất kỳ loại tiền tệ của quốc gia khác. Ví dụ: USD/JPY, USD/EUR USD/CAD và USD/GBP
  • Cặp tiền tệ chéo: Những cặp không chứa USD và được hình thành từ sự kết hợp giữa các loại tiền tệ quốc gia khác, còn gọi là cặp tiền tệ phụ. Ví dụ: EUR/GBP, GBP/JPY, EUR/JPY và NZD/CAD
  • Cặp tiền tệ kỳ lạ: Kết hợp một loại tiền tệ chính với đồng tiền từ các nền kinh tế đang phát triển. Ví dụ: USD/HKD, CAD/MXN, EUR/SEK và JPY/SGD.

Các đối tượng tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối được chia thành 4 nhóm chính như sau:

  • Chính phủ và ngân hàng trung ương: Các tổ chức của các quốc gia lớn trên thế giới như Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED), Ngân hàng Trung ương Anh và Ngân hàng Trung ương Châu Âu
  • Ngân hàng lớn: Thực hiện giao dịch thay mặt cho ngân hàng, khách hàng, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ hoặc các cá nhân sở hữu giá trị tài sản lớn như Citibank, Deutsche Bank, Goldman Sachs,...
  • Nhà môi giới ngoại hối (Forex Broker): Cung cấp cổng truy cập vào thị trường ngoại hối toàn cầu cho cá nhân hay tổ chức thông qua các nền tảng giao dịch trực tuyến
  • Nhà đầu tư cá nhân: Những cá nhân tham gia đầu tư ngoại tệ với các mục đích như thanh toán, du lịch hoặc kinh doanh chênh lệch giá để kiếm lợi nhuận.

3-citibank-ngan-hang-thuc-hien-giao-dich.webp

Citibank - ngân hàng thực hiện giao dịch trên thị trường ngoại hối

3.2 Yếu tố ảnh hưởng đến thị trường

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối bao gồm:

  • Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá giữa các đồng tiền đóng vai trò quan trọng trong thị trường ngoại hối. Biến động tỷ giá có thể xảy ra do sự khác biệt về lãi suất, lạm phát và cung cầu trên thị trường. Ví dụ, khi lạm phát của một quốc gia tăng cao, giá trị đồng tiền của quốc gia đó có xu hướng giảm so với các đồng tiền khác
  • Chính sách tiền tệ: Ngân hàng trung ương điều chỉnh chính sách tiền tệ thông qua các công cụ như lãi suất và chính sách tiền tệ mở rộng hoặc thu hẹp. Những thay đổi trong chính sách này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của đồng tiền quốc gia; từ đó, tác động đến thị trường ngoại hối. Ví dụ, tăng lãi suất thường làm tăng giá trị của đồng tiền vì thu hút các nhà đầu tư muốn lợi nhuận cao hơn
  • Tình hình kinh tế toàn cầu: Tình trạng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng lớn đến thị trường ngoại hối. Các chỉ số kinh tế như GDP, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát có thể tác động đến tâm lý thị trường và quyết định đầu tư. Các sự kiện kinh tế lớn như khủng hoảng tài chính, chiến tranh thương mại và thỏa thuận kinh tế quốc tế cũng tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường ngoại hối.

4-tinh-trang-kinh-te-toan-cau-yeu-to-anh-huong-lon.webp

Tình trạng kinh tế toàn cầu - yếu tố ảnh hưởng lớn đến thị trường ngoại hối

4. Đầu tư ngoại hối là gì? 

Đầu tư ngoại hối là hoạt động mua bán các cặp tiền tệ của các quốc gia khác nhau nhằm kiếm lợi nhuận từ sự biến động của tỷ giá hối đoái. Nhà đầu tư có thể tham gia thị trường ngoại hối thông qua 3 hình thức sau:

  • Thị trường Forex giao ngay (Forex Spot): Thực hiện giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ và nhận tiền ngay tại thời điểm giao dịch
  • Thị trường Forex kỳ hạn (Forex Forward): Giao dịch mua hoặc bán một lượng ngoại tệ với tỷ giá được xác định tại thời điểm giao dịch, nhưng việc thanh toán sẽ diễn ra vào một thời điểm xác định trong tương lai
  • Thị trường Forex tương lai (Forex Futures): Tham gia giao dịch thông qua các hợp đồng tương lai, trong đó tỷ giá và thời điểm thanh toán được thỏa thuận trước giữa hai bên dựa trên một mốc thời gian cụ thể.

5-dau-tu-ngoai-hoi-la-viec-mua-ban-cap-tien-te.webp

Đầu tư ngoại hối là việc mua bán cặp tiền tệ để kiếm lợi nhuận từ biến động tỷ giá hối đoái

5. Những điều cần lưu ý khi đầu tư ngoại hối

Khi tham gia giao dịch đầu tư ngoại hối, nhà đầu tư cần lưu ý các điểm sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

5.1 Xác định nguồn vốn ổn định

Thị trường ngoại hối yêu cầu người tham gia phải có nguồn vốn dồi dào để đáp ứng các chi phí giao dịch liên tục. Nếu bạn có thu nhập không ổn định hoặc đang gặp khó khăn tài chính, sẽ rất khó để duy trì hoạt động hiệu quả. Các chuyên gia khuyến nghị nên đảm bảo tài khoản có ít nhất từ 2.500 - 5.000 USD – đây là mức vốn tối thiểu để bắt đầu một cách an toàn

5.2 Tính kỷ luật

Giao dịch ngoại hối là lĩnh vực quy tụ nhiều chuyên gia bởi quy mô lớn và tính biến động cao. Thất bại thường đến từ việc thiếu kỷ luật, không phải vì thiếu may mắn. Người tham gia cần tuân thủ các nguyên tắc giao dịch đã đặt ra để hạn chế tối đa rủi ro và xây dựng một chiến lược hiệu quả

5.3 Đừng nhầm lẫn ngoại hối với trò chơi may rủi

Rủi ro luôn song hành với lợi nhuận, nhưng điều này không có nghĩa là giao dịch ngoại hối là một trò chơi đỏ đen. Đây không phải là nơi dành cho những người không có kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt hiệu quả, bạn cần xây dựng chiến lược rõ ràng, đánh giá rủi ro cẩn thận và kiên trì học hỏi qua từng giao dịch

5.4 Đây không phải con đường tìm kiếm danh vọng

Trở thành một nhà giao dịch ngoại hối thành công đòi hỏi thời gian, sự nỗ lực và không ngừng rèn luyện kỹ năng. Những người có kỹ năng tốt hơn sẽ có cơ hội lớn hơn để đạt được sự giàu có, nhưng danh vọng không phải là mục tiêu chính trong lĩnh vực này

5.5 Tập trung vào một cặp tiền tệ để bắt đầu

Khi mới tham gia, việc nghiên cứu và giao dịch nhiều cặp tiền tệ cùng lúc có thể khiến bạn bị quá tải. Thay vào đó, hãy chọn một cặp tiền tệ chính, ví dụ như EUR/USD hoặc USD/JPY. Những cặp này thường có mức chênh lệch thấp và biên độ giao động cao, phù hợp để người mới bắt đầu tập trung nghiên cứu và làm quen

5.5 Xây dựng lộ trình đầu tư dài hạn

Thị trường ngoại hối không dành cho những ai mong muốn làm giàu nhanh chóng. Bạn cần kiên nhẫn và chuẩn bị tâm lý cho một hành trình dài hơi. Tập trung phát triển kỹ năng, xây dựng chiến lược và không ngừng cải thiện sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính bền vững trong lĩnh vực này.

6-tai-khoan-cua-ban-nen-co-it-nhat-tu-2-500-5-000-usd.webp

Tài khoản của bạn nên có ít nhất từ 2.500 - 5.000 USD để bắt đầu tham gia giao dịch đầu tư ngoại hối an toàn

Hy vọng qua bài viết này, Home Credit đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm ngoại hối, cách phân biệt với ngoại tệ cũng như các cơ hội và rủi ro đầu tư. Trang bị vững vàng những kiến thức này, bạn sẽ tự tin gia nhập vào thị trường tài chính toàn cầu, sẵn sàng nắm bắt cơ hội và đạt hiệu quả vượt trội. Đừng quên theo dõi trang Cẩm nang Tài chính số Toàn diện của Home Credit để cập nhật những mẹo tài chính hữu ích nhé!

 

-------  

Home Credit - Tài chính số toàn diện   

Home Credit, tập đoàn toàn chính tiêu dùng toàn cầu, tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 và hiện là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6000 nhân viên đã và đang phục vụ 16 triệu khách hàng trên cả nước.   

Tìm hiểu thêm các sản phẩm nhà Home Credit:   

Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:   

Hotline tư vấn: 

Chia sẻ tới

Nhật ký liên quan

00-may-giat-sharp-thumbnail.webp
Quản lý tài chính
00-tu-lanh-samsung-thumbnail.webp
00-tu-dong-thumbnail.webp
Xem tất cả
zalo-icon
Footer Logo

CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM

Tầng G, 8 & 10, Tòa nhà Phụ Nữ, 20 Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Hotline

Hotline 1900 633 633


Sản phẩm thẻ và Home PayLater

Sản phẩm thẻ và Home PayLater 1900 633 999


Email

Email info@homecredit.vn


Điểm giới thiệu dịch vụ

Điểm giới thiệu dịch vụ

Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Tải ứng dụng Home Credit

Để quản lý khoản vay và nhận các ưu đãi độc quyền trên ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

© 2023 Bản quyền thuộc về Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam. Bằng việc truy cập vào website này, tôi đồng ý với các Chính sách của Home Credit liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân của tôi.