00-khau-hao-la-gi-banner.webp

Khấu hao là gì? Công thức tính và ứng dụng trong cá nhân

Ngày đăng 28/03/2025

Khấu hao là khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính và kế toán, liên quan đến việc phân bổ chi phí của tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng. Hiểu rõ khấu hao không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả tài sản mà còn hỗ trợ cá nhân trong việc tính toán và tối ưu hóa các khoản chi phí liên quan đến đầu tư tài sản.  

Trong bài viết này, hãy cùng Home Credit tìm hiểu về khấu hao, công thức tính khấu hao và những ứng dụng thiết thực của nó trong đời sống cá nhân, giúp bạn áp dụng khấu hao một cách hợp lý và hiệu quả trong các quyết định tài chính. 

Bài viết liên quan: 

1-khau-hao-la-cong-cu-huu-ich-de-danh-gia-gia-tri-tai-san-theo-thoi-gian.webp

Khấu hao là công cụ hữu ích để đánh giá giá trị tài sản theo thời gian 

1. Khấu hao là gì? 

Khấu hao là quá trình phân bổ giá trị của một tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,... vào các kỳ kế toán trong suốt thời gian sử dụng của tài sản đó. Khấu hao giúp bạn tính toán sự giảm giá trị của tài sản theo thời gian do hao mòn, lão hóa hoặc sự thay đổi trong công nghệ. 

Ví dụ về khấu hao: Bạn mua một chiếc xe máy với giá 30.000.000 VNĐ. Bạn ước tính xe có thể sử dụng được 5 năm. Mỗi năm xe sẽ khấu hao 5.000.000 VNĐ. Sau 5 năm, xe máy còn giá trị 5.000.000 VNĐ. 

Mặc dù hao mòn và khấu hao đều được sử dụng trong kế toán và tài chính, đặc biệt khi nói về tài sản cố định, nhưng mỗi khái niệm lại mang những ý nghĩa khác nhau, cụ thể: 

Đặc điểm 

Khấu hao 

Hao mòn tài sản 

Bản chất 

Là một phương pháp kế toán để phân bổ giá trị tài sản vào các kỳ kế toán 

Là hiện tượng tự nhiên do ma sát, ăn mòn, hoặc các tác động bên ngoài làm giảm giá trị của tài sản 

Biểu hiện 

Được phản ánh trên sổ sách kế toán 

Được thể hiện qua sự xuống cấp về chất lượng, hiệu suất của tài sản 

Mục đích 

 

Phản ánh đúng giá trị còn lại của tài sản, phân bổ chi phí hợp lý vào các kỳ kế toán, và tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp 

Đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản, quyết định thời điểm sửa chữa, thay thế 

2. Khấu hao có ý nghĩa gì với người tiêu dùng? 

Khấu hao rất quan trọng đối với người tiêu dùng, đặc biệt khi bạn sở hữu những tài sản lớn như ô tô, máy móc hay thiết bị, cụ thể: 

  • Đánh giá giá trị còn lại của tài sản: Khấu hao giúp xác định giá trị hiện tại của tài sản như ô tô, máy móc hoặc thiết bị sau một thời gian sử dụng 
  • Lập kế hoạch tài chính cá nhân: Hiểu về khấu hao cho phép bạn dự báo chi phí liên quan đến tài sản trong tương lai, bao gồm bảo trì, thay thế hoặc nâng cấp 

2-hieu-ro-khau-hao-giup-ban-quan-ly-tai-san-khoa-hoc-tiet-kiem.webp

Hiểu rõ khấu hao giúp bạn quản lý tài sản khoa học, tiết kiệm 

3. Các phương pháp tính khấu hao phổ biến 

Tính toán khấu hao giúp cá nhân ghi nhận chi phí hợp lý trong từng kỳ kế toán và phản ánh chính xác giá trị còn lại của tài sản. Hiện nay, có 4 phương pháp tính khấu hao tài sản cố định được áp dụng phổ biến: 

3.1 Phương pháp đường thẳng (Straight-Line Method) 

Phương pháp đường thẳng là cách tính khấu hao đơn giản nhất và phổ biến nhất. Theo phương pháp này, khấu hao hàng năm được phân bổ đều trong suốt thời gian sử dụng của tài sản với công thức: 

Chi phí khấu hao hàng năm = (Nguyên giá - Giá trị thanh lý) / Thời gian sử dụng 

Giả sử, bạn mua một chiếc ô tô với giá 500.000.000 VNĐ, giá trị thanh lý dự kiến là 50.000.000 VNĐ và thời gian sử dụng là 5 năm. Khấu hao hàng năm sẽ được tính như sau: 

Khấu hao hàng năm = (500.000.000 - 50.000.0000)/5 = 90.000.000 VNĐ/năm 

Phương pháp này có những ưu điểm và nhược điểm sau: 

  • Ưu điểm: Dễ tính toán và được áp dụng phổ biến 
  • Nhược điểm: Không phản ánh đúng mức độ hao mòn thực tế nếu tài sản sử dụng không đồng đều qua các năm. 

3.2 Phương pháp khấu hao giảm dần (Declining Balance Method) 

Phương pháp khấu hao giảm dần tính khấu hao dựa trên tỷ lệ phần trăm cố định áp dụng vào giá trị còn lại của tài sản mỗi năm. Mỗi năm, chi phí khấu hao sẽ giảm dần theo giá trị còn lại của tài sản. Bạn có thể xác định mức khấu hao giảm dần theo công thức sau: 

Chi phí khấu hao năm = Giá trị còn lại × Tỷ lệ khấu hao nhanh 

Trong đó: 

  • Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức: Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng × Hệ số điều chỉnh 
  • Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng được tính như sau: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng (%) = (1 / Thời gian trích khấu hao) × 100 

Hệ số điều chỉnh được quy định theo bảng sau: 

Thời gian trích khấu hao tài sản cố định 

Hệ số điều chỉnh (lần) 

Đến 4 năm 

1,5 

Trên 4 năm 

2,0 

Ví dụ, bạn mua một ô tô trị giá 100.000.000 VNĐ, thời gian trích khấu hao là 5 năm. Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng là 1/5 × 100.000.000 = 20%. Với hệ số điều chỉnh là 2 (vì thời gian trích khấu hao trên 4 năm), tỷ lệ khấu hao nhanh sẽ là 20% × 2 = 40%. 

Năm đầu tiên: 

  • Giá trị còn lại: 100.000.000 VNĐ 
  • Chi phí khấu hao: 100.000.000 × 40% = 40.000.000 VNĐ 
  • Giá trị còn lại cuối năm: 100.000.000 - 40.000.000 = 60.000.000 VNĐ 

Năm tiếp theo, chi phí khấu hao sẽ tính trên giá trị còn lại của tài sản sau năm đầu tiên. 

Cách tích này có lợi thế khi tài sản hao mòn nhanh chóng trong giai đoạn đầu sử dụng, bên cạnh đó cũng có một vài nhược điểm cần lưu ý: 

  • Ưu điểm: Phản ánh chính xác hơn sự giảm giá trị tài sản trong các năm đầu, từ đó giảm thuế trong giai đoạn này 
  • Nhược điểm: Phức tạp hơn công thức đường thẳng, đòi hỏi tính toán chi tiết hơn và có thể gây khó khăn trong việc quản lý tài chính dài hạn. 

3.3 Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh (Double Declining Balance Depreciation) 

Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh là một phương pháp khấu hao tài sản cố định, kết hợp giữa tính linh hoạt của phương pháp số dư giảm dần và tính chính xác của phương pháp điều chỉnh. 

Ví dụ: Giả sử bạn mua xe máy với giá gốc 10.000.000 VNĐ, tuổi thọ sử dụng dự kiến là 5 năm, giá trị thanh lý ước tính là 10.000.000 VNĐ. Bạn có thể áp dụng phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh với các tỷ lệ khấu hao như sau: 

  • Năm 1: 30% 
  • Năm 2: 25% 
  • Năm 3, 4, 5: Mỗi năm 15% 

Bảng tính khấu hao: 

Năm 

Số dư đầu kỳ (VNĐ) 

Tỷ lệ khấu hao (%) 

Khấu hao (VNĐ) 

Số dư cuối kỳ (VNĐ) 

100.000.000 

30 

30.000.000 

70.000.000 

70.000.000 

25 

17.5.00.000 

52.500.000 

52.500.000 

15 

7.875.000 

44.625.000 

44.625.000 

15 

6.694.000 

37.931.000 

37.931.000 

15 

5.689.000 

32.242.000 

Tổng khấu hao: 30.000.000 + 17.500.000 + 7.875.000 + 6.694.000 + 5.689.000 = 67.758.000 VNĐ (gần bằng giá trị gốc trừ đi giá trị thanh lý: 100.000.000 - 10.000.000 = 90.000.000 VNĐ). 

Phương pháp này vừa có ưu điểm vừa có nhược điểm, cụ thể: 

  • Ưu điểm: Giúp phản ánh mức độ hao mòn hợp lý trong các năm đầu và đảm bảo tổng khấu hao không vượt quá giá trị tài sản 
  • Nhược điểm: Công thức phức tạp, không phổ biến và cần theo dõi kỹ lưỡng để tránh vượt qua giá trị tài sản 

3.4 Phương pháp sản lượng (Units of Production Method) 

Phương pháp sản lượng dựa trên số lượng sản phẩm mà tài sản tạo ra hoặc số giờ sử dụng tài sản, thay vì tính theo thời gian. Công thức tính khấu theo phương pháp sản lượng như sau: 

Chi phí khấu hao = (Nguyên giá - Giá trị thanh lý) × (Số lượng sản phẩm sản xuất / Tổng sản lượng dự kiến)

Ví dụ, giả sử bạn mua một máy in trị giá 200.000.000 VNĐ, giá trị thanh lý là 20.000.000 VNĐ và tổng sản lượng dự kiến là 100.000 bản in. Nếu năm nay máy in sản xuất 10.000 bản, chi phí khấu hao năm đó sẽ là: 

Khấu hao năm = (200.000.000 - 20.000.000) x (10.000/100.000) = 18.000.000 VNĐ 

Phương pháp này có một số đặc điểm như: 

  • Ưu điểm: Phù hợp với tài sản có công suất hoạt động không đều qua các năm, giúp phân bổ chi phí khấu hao một cách công bằng theo mức độ sử dụng tài sản 
  • Nhược điểm: Công thức phức tạp, không phổ biến với mọi trường hợp và bạn cần phải theo dõi chặt chẽ sản lượng sản xuất hoặc số giờ hoạt động của tài sản. 

3-co-nhieu-phuong-phap-tinh-khau-hao-voi-dac-diem-rieng.webp

Có nhiều phương pháp tính khấu hao khác nhau với đặc điểm riêng, phù hợp với từng loại tài sản và mục đích sử dụng 

4. Quy định pháp luật về khấu hao tại Việt Nam 

Tại Việt Nam, việc tính khấu hao tài sản cố định được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp lý. Hai thông tư quan trọng liên quan đến vấn đề này là Thông tư 45/2013/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC, do Bộ Tài chính ban hành. 

Theo luật, các doanh nghiệp phải phân bổ giá trị của máy móc, nhà xưởng, phương tiện... vào chi phí sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian này tùy thuộc vào loại tài sản và được quy định cụ thể. 

Để được khấu trừ chi phí khấu hao, tài sản phải đáp ứng các điều kiện như: 

  • Tài sản phải là tài sản cố định: Được xác định là tài sản có giá trị lớn, sử dụng lâu dài, phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp 
  • Tài sản phải có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên: Chi phí khấu hao chỉ được phép tính khi tài sản có thời gian sử dụng ít nhất 1 năm 
  • Tài sản phải được ghi nhận vào sổ sách kế toán: Tài sản phải được mua, thanh toán và ghi nhận vào hệ thống kế toán của doanh nghiệp 
  • Khấu hao theo phương pháp phù hợp: Doanh nghiệp có thể chọn phương pháp khấu hao phù hợp như phương pháp đường thẳng hoặc giảm dần, tùy vào đặc điểm của tài sản 
  • Tuân thủ quy định về giá trị thanh lý và tỷ lệ khấu hao: Doanh nghiệp phải tuân thủ các tỷ lệ khấu hao quy định cho từng loại tài sản trong Thông tư 45 và đảm bảo khấu hao không vượt quá giá trị tài sản. 

5-uoc-tinh-tuoi-tho-sai-anh-huong-den-tien-khau-hao-hang-nam.webp

Bạn cần tuân thủ đúng các quy định pháp luật về khấu hao 

5. Những sai lầm thường gặp khi tính khấu hao 

Khi tính khấu hao tài sản, các cá nhân có thể gặp phải một số sai lầm, dẫn đến việc phản ánh không chính xác giá trị tài sản hoặc ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Dưới đây là những sai lầm thường gặp trong quá trình tính khấu hao: 

  • Đánh giá sai giá trị thanh lý của tài sản: Giá trị thanh lý là giá trị ước tính của tài sản khi hết thời gian sử dụng. Nếu đánh giá sai giá trị thanh lý, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền khấu hao hàng năm, dẫn đến việc khấu hao không chính xác 
  • Sử dụng phương pháp tính khấu hao không phù hợp: Mỗi phương pháp khấu hao có ưu nhược điểm khác nhau, không phù hợp với mọi loại tài sản. Ví dụ, khấu hao đường thẳng không phù hợp với tài sản hao mòn nhanh 
  • Không cập nhật các quy định pháp luật mới: Các văn bản pháp lý liên quan đến khấu hao có thể thay đổi theo từng năm. Nếu không cập nhật, cá nhân tiếp tục áp dụng các quy định cũ, dẫn đến việc khấu hao sai hoặc không đủ các khoản khấu trừ thuế. 

>>> Xem thêm: Thuế TNCN là gì? Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất 202

6-su-dung-chu-ky-dien-tu-giup-to-chuc-tiet-kiem-thoi-gian.webp

Ước tính tuổi thọ tài sản sai ảnh hưởng đến tiền khấu hao hàng năm 

Hi vọng với những thông tin hữu ích trên đây, Home Credit đã giúp bạn hiểu rõ hơn khấu hao là gì và cách tính khấu hao cơ bản. Các phương pháp khấu hao như đường thẳng, giảm dần hay số dư giảm dần có điều chỉnh sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định tài chính cá nhân một cách sáng suốt hơn. 

Để tối ưu hóa quản lý khấu hao, bạn nên sử dụng các công cụ quản lý tài sản hiện đại, tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật. Và đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá thêm nhiều kiến thức bổ ích về quản lý tài chính trên trang Cẩm nang Tài chính số Toàn diện của Home Credit nhé!

 

-------  

Home Credit - Tài chính số toàn diện   

Home Credit, tập đoàn toàn chính tiêu dùng toàn cầu, tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 và hiện là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6000 nhân viên đã và đang phục vụ 16 triệu khách hàng trên cả nước.   

Tìm hiểu thêm các sản phẩm nhà Home Credit:   

Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:   

Hotline tư vấn: 

Chia sẻ tới

Nhật ký liên quan

00-tu-dong-thumbnail.webp
Quản lý tài chính
00-don-bay-tai-chinh-la-gi-thumbnail.webp
00-chu-ly-dien-tu-la-gi-thumbnail.webp
00-samsung-a36-5g-thumbnail.webp
Xem tất cả
zalo-icon
Footer Logo

CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM

Tầng G, 8 & 10, Tòa nhà Phụ Nữ, 20 Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Hotline

Hotline 1900 633 633


Sản phẩm thẻ và Home PayLater

Sản phẩm thẻ và Home PayLater 1900 633 999


Email

Email info@homecredit.vn


Điểm giới thiệu dịch vụ

Điểm giới thiệu dịch vụ

Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Tải ứng dụng Home Credit

Để quản lý khoản vay và nhận các ưu đãi độc quyền trên ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

© 2023 Bản quyền thuộc về Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam. Bằng việc truy cập vào website này, tôi đồng ý với các Chính sách của Home Credit liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân của tôi.