Giáo dục tài chính không chỉ giúp gia đình quản lý tốt tiền bạc mà còn là cách để xây dựng thói quen tài chính lành mạnh cho cả bố mẹ và con cái. Nhưng việc bắt đầu có thể khiến nhiều người bối rối, đặc biệt khi tài chính cá nhân vốn là một chủ đề phức tạp.
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Home Credit khám phá tầm quan trọng của giáo dục tài chính trong gia đình và các phương pháp thực hành giáo dục tài chính này vào cuộc sống hàng ngày nhé!
Bài viết liên quan:
Giáo dục tài chính từ sớm giúp trẻ em hình thành thói quen tiết kiệm
Theo OECD (2005), giáo dục tài chính là quá trình bạn học hỏi về các dịch vụ tài chính như gửi tiết kiệm, đầu tư chứng khoán và hiểu rõ những nguy cơ có thể xảy ra để bảo vệ tiền bạc của mình.
Theo đó, giáo dục tài chính trong gia đình là việc truyền đạt các kiến thức tài chính từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mục tiêu của giáo dục tài chính gia đình là trang bị cho các thành viên kiến thức về tiền bạc để cùng nhau xây dựng kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm an toàn, bền vững. Nhờ đó, gia đình có thể đạt được những mục tiêu chung như du lịch, mua nhà, nuôi dạy con cái và đảm bảo cuộc sống ổn định khi bạn về già.
Như vậy, lợi ích của giáo dục tài chính trong gia đình là rất lớn. Khi các thành viên đều hiểu đúng về giá trị của đồng tiền và cách quản lý tiền hiệu quả, tình hình tài chính của gia đình bạn sẽ luôn nằm trong tầm kiểm soát. Từ đó, giảm bớt gánh nặng nợ nần và tạo dựng một tương lai ổn định, thịnh vượng hơn.
Giáo dục tài chính trong gia đình là nền tảng vững chắc giúp mỗi cá nhân tự tin quản lý tài sản
Khi tìm hiểu và bắt đầu hành trình giáo dục tài chính, bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:
Mỗi thành viên trong gia đình đều có những mong muốn và mục tiêu tài chính riêng. Vì thế, trước khi bắt đầu hành trình giáo dục tài chính, cả nhà nên cùng ngồi xuống trò chuyện để xem mỗi người đã biết gì và muốn học thêm điều gì về tiền. Từ đó cả nhà sẽ có thể cùng nhau thiết kế lộ trình học tập và thực hành giáo dục tài chính phù hợp với trình độ của mỗi thành viên.
Ngoài ra, cả gia đình nên cùng nhau xây dựng chiến lược để tạo động lực cho từng thành viên chủ động tìm hiểu và khám phá thêm về giáo dục tài chính. Ví dụ, các con có thể được hướng dẫn cách tiết kiệm và quản lý tiền tiêu vặt hàng tuần. Qua đó, các con không chỉ hiểu giá trị của tiền mà còn học được cách lập ngân sách cơ bản từ sớm.
Đối với bố mẹ, việc học cách quản lý thẻ tín dụng và các khoản vay là rất quan trọng để tránh nợ nần không kiểm soát. Đồng thời, biết cách đầu tư thông minh sẽ giúp gia đình có nền tảng tài chính vững chắc. Với những kỹ năng này, mỗi thành viên có thể lập kế hoạch chi tiêu phù hợp cho từng giai đoạn, từ mua nhà đến chuẩn bị tài chính cho tuổi nghỉ hưu.
>>> Xem thêm: Quy tắc 4%: Bạn cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu sớm?
Tạo ra các mục tiêu cụ thể để khuyến khích tất cả thành viên trong nhà tìm hiểu về giáo dục tài chính
Quan niệm cho rằng việc quản lý tài chính là quyền riêng của người lớn đã khiến nhiều gia đình Việt Nam bỏ qua cơ hội để cùng nhau thảo luận về vấn đề tiền bạc. Thực tế, việc tạo ra một môi trường cởi mở sẽ giúp các thành viên trong gia đình thoải mái chia sẻ kinh nghiệm khi sử dụng tiền và hướng giải quyết các vấn đề tài chính hiệu quả hơn. Ví dụ, cha mẹ có thể chia sẻ với con cái về cách mình quản lý chi tiêu mỗi ngày. Ngược lại, con cái có thể mang đến những kiến thức mới về các công cụ tài chính hiện đại, hỗ trợ cha mẹ hoặc ông bà tiếp cận những giải pháp hữu ích.
>>> Xem thêm: Top 13 app quản lý chi tiêu thông minh, dễ dùng nhất 2025
Thay vì giữ kín vấn đề tiền bạc, các gia đình nên tạo ra một không gian mở để cùng nhau chia sẻ
Với sự phát triển của công nghệ, việc tiếp cận, cập nhật kiến thức giáo dục tài chính đã trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể tìm kiếm thông tin từ sách báo giấy, qua các khóa học trực tuyến, trao đổi trực tiếp với thầy cô/chuyên gia hoặc từ các app tài chính như ứng dụng Home Credit.
Home Credit app là "trợ lý tài chính" toàn diện, giúp gia đình Việt quản lý tài chính cá nhân một cách dễ dàng. Với giao diện thân thiện, ứng dụng được thiết kế phù hợp với nhu cầu người dùng Việt Nam, mang lại trải nghiệm sử dụng tiện lợi và hiệu quả.
Ứng dụng cung cấp các dịch vụ như vay tiền trực tuyến, mua sắm trả góp, mua trước trả sau, và quản lý hợp đồng vay thông minh. Đặc biệt, tính năng cập nhật thông tin ưu đãi thường xuyên giúp gia đình tiết kiệm chi phí và tận hưởng nhiều lợi ích hấp dẫn khi vay.
>> Xem thêm: Nên mua vàng miếng hay vàng nhẫn? Giải thích chi tiết từ A-Z
Home Credit app giúp gia đình dễ dàng quản lý các khoản vay, tra cứu hóa đơn, quét mã thanh toán
Giáo dục tài chính khuyến khích các thành viên xây dựng những thói quen quản lý tiền bạc hiệu quả. Trong đó, thiết lập ngân sách gia đình là cách để kiểm soát dòng tiền và hạn chế việc tiêu xài lãng phí.
Bằng cách ghi chép chi tiết tất cả các nguồn thu nhập và phân chia rõ ràng các khoản chi tiêu, các thành viên sẽ có một bức tranh tổng quan về tình hình tài chính của gia đình. Nhờ vậy, mọi đồng tiền trong nhà đều được các thành viên sử dụng một cách hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của từng người.
>>> Xem thêm: Chia sẻ mẫu bảng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất
Ghi chép lại thu nhập và chi tiêu để hiểu chính xác về thói quen tiêu dùng của từng thành viên trong nhà
Giáo dục tài chính không chỉ dừng lại ở việc hiểu biết về tiền bạc mà còn bao gồm việc hình thành các thói quen tài chính lành mạnh như tiết kiệm và đầu tư. Những thói quen này hỗ trợ gia đình cân bằng và đạt đến trạng thái ổn định tài chính.
Việc tiết kiệm nên bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt, phù hợp với khả năng tài chính của gia đình. Cả nhà nên cùng nhau đặt ra những mục tiêu tiết kiệm cụ thể và thực tế, chẳng hạn như tiết kiệm một phần nhỏ từ mỗi khoản thu nhập hàng tháng để tạo quỹ dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp hoặc để thực hiện các mục tiêu lớn hơn như mua nhà, du lịch.
Sau khi đã có một khoản tích lũy ban đầu, các thành viên trong gia đình có thể xem xét đầu tư vào những kênh an toàn như gửi tiết kiệm, mua vàng, trái phiếu hoặc chứng chỉ quỹ. Việc phân bổ tài sản vào nhiều kênh đầu tư khác nhau sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng sinh lời. Tuy nhiên, mỗi kênh đầu tư đều có những ưu nhược điểm và rủi ro riêng. Do đó gia đình nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính và khả năng chịu rủi ro của mình, từ đó đạt được các mục tiêu tài chính và tận hưởng cuộc sống an nhàn hơn trong tương lai.
>>> Xem thêm: Lãi đơn và lãi kép: Chọn hình thức nào khi đầu tư?
Việc tiết kiệm và đầu tư nên dựa trên khả năng tài chính thực tế của gia đình
Quản lý nợ là một trong những kiến thức cốt lõi mà bạn cần trang bị khi học giáo dục tài chính. Bởi khi không còn nợ nần, gia đình sẽ tránh được những áp lực tài chính không đáng có. Để quản lý nợ tốt, trước tiên cha mẹ cần lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng và chỉ vay khi thực sự cần thiết.
>>> Xem thêm: Nợ quá hạn là gì? Làm sao để quản lý khoản vay mà không nợ
Đặc biệt, khi có nhu cầu vay, gia đình nên tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ dịch vụ vay tiêu dùng uy tín như Home Credit. Tới Home Credit, bạn sẽ nhanh chóng có một khoản tiền nhất định để giải quyết các nhu cầu từ mua sắm cho đến sửa chữa nhà cửa, đóng tiền học phí,... mà không cần thế chấp tài sản.
Đồng thời, bạn còn có thể lựa chọn kỳ hạn trả góp linh hoạt sao cho cân đối với ngân sách theo tình hình thực tế của mình. Hơn nữa, Home Credit còn thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi hấp dẫn như lãi suất ưu đãi, giảm phí dịch vụ hay tặng quà,... giúp các gia đình tiết kiệm thêm một khoản chi phí đáng kể khi vay.
Quản lý nợ hiệu quả là chìa khóa để gia đình có một nền tảng tài chính vững chắc
Tại Việt Nam, dù nhu cầu về kiến thức tài chính ngày càng tăng, nhưng việc tiếp cận giáo dục tài chính của người dân, đặc biệt ở các vùng nông thôn và sâu vùng xa vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để bắt kịp xu thế phát triển toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế, việc đẩy mạnh nhận thức tài chính cho toàn dân, nhất là thế hệ trẻ, là một nhiệm vụ cấp bách.
Với mục tiêu trang bị kiến thức và mẹo quản lý tiền bạc hữu ích, Home Credit đã hợp tác với các chuyên gia tài chính hàng đầu Việt Nam xuất bản cuốn sách Hiểu về Tài chính. Cuốn sách đồng hành cùng bạn từ việc đánh giá sức khỏe tài chính cá nhân, lập kế hoạch chi tiết, đến việc học cách đưa ra các quyết định đầu tư thông minh về sức khỏe, sự nghiệp và giáo dục tài chính.
Nội dung sách được trình bày qua các ví dụ thực tế và hình ảnh minh họa sinh động, giúp truyền đạt thông tin dễ dàng đến mọi đối tượng người đọc: từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi. Các kiến thức được truyền tải rõ ràng, hấp dẫn, không khô khan, mang đến trải nghiệm thú vị và bổ ích. Do đó, bạn có thể sử dụng cuốn sách này để thực hiện giáo dục tài chính cho gia đình mình một cách hiệu quả hơn.
Hiểu về tài chính giúp phụ huynh dạy con kỹ năng quản lý tiền bạc từ nhỏ
Giáo dục tài chính ngày nay không chỉ là trách nhiệm của nhà trường hay các tổ chức mà còn là nhiệm vụ cốt lõi trong mỗi gia đình. Khi cả nhà cùng nhau học hỏi và chia sẻ về vấn đề tiền bạc, các thành viên sẽ hiểu rõ hơn về giá trị của đồng tiền và cách quản lý tiền hiệu quả nhất trong mọi giai đoạn của cuộc sống.
Khám phá thêm những bí quyết về tài chính hữu ích tại blog Tài chính toàn diện và bắt đầu hành trình chinh phục những mục tiêu tài chính ngay hôm nay!
-------
Home Credit - Tài chính số toàn diện
Home Credit, tập đoàn toàn chính tiêu dùng toàn cầu, tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 và hiện là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6000 nhân viên đã và đang phục vụ 16 triệu khách hàng trên cả nước.
Tìm hiểu thêm các sản phẩm nhà Home Credit:
Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline tư vấn:
CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM
Tầng G, 8 & 10, Tòa nhà Phụ Nữ, 20 Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM
© 2023 Bản quyền thuộc về Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam. Bằng việc truy cập vào website này, tôi đồng ý với các Chính sách của Home Credit liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân của tôi.