00-giam-phat-la-gi-banner.webp

Giảm phát là gì? Có lợi hay hại? Khác gì so với lạm phát?

Ngày đăng 11/04/2025

Khi nói đến biến động kinh tế, đa số mọi người thường nghe nhiều về lạm phát — giá cả leo thang, đồng tiền mất giá. Tuy nhiên, có một khái niệm đối lập nhưng không kém phần quan trọng, đó là giảm phát.  

Vậy giảm phát là gì? Giảm phát ảnh hưởng như thế nào đến túi tiền, công việc và thói quen tiêu dùng của bạn? Và giảm phát khác gì so với lạm phát vốn đã quá quen thuộc? Cùng Home Credit tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! 

Bài viết liên quan: 

1-giam-phat-va-lam-phat-deu-co-anh-huong-nghiem-trong-den-nen-kinh-te.webp

Giảm phát có thể tạo ra những tác động âm thầm mà mạnh mẽ đến cuộc sống thường ngày của từng cá nhân trong xã hội  

1. Giảm phát là gì? Ví dụ về giảm phát 

Giảm phát (từ viết tắt Tiếng Anh: Deflation) là hiện tượng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế giảm liên tục trong một thời gian dài. Điều này đồng nghĩa với việc sức mua của đồng tiền tăng lên, tức là với cùng một số tiền, người tiêu dùng có thể mua được nhiều hàng hóa hơn trước đây. 

Ví dụ về lạm phát: Bạn thường mua 1 kg thịt với giá 100.000 VNĐ. Khi giảm phát xảy ra, giá thịt giảm xuống còn 80.000 VNĐ/kg. Như vậy, với 100.000 VNĐ, bạn có thể mua được 1,25 kg thịt thay vì chỉ 1 kg như trước. 

2-giam-phat-va-lam-phat-lien-quan-den-su-bien-dong-cua-muc-gia.webp

Giảm phát liên quan đến sự biến động của mức giá  

2. Nguyên nhân dẫn đến giảm phát 

Giảm phát có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau trong nền kinh tế, nhưng nhìn chung có 3 nguyên nhân chính: giảm tổng cầu, tăng tổng cung và giảm cung tiền. 

2.1 Giảm tổng cầu 

Khi tổng cầu trong nền kinh tế suy giảm, tức là người tiêu dùng và doanh nghiệp chi tiêu ít hơn, dẫn đến doanh thu giảm sút. Để thu hút khách hàng, các doanh nghiệp buộc phải hạ giá bán, từ đó kéo mức giá chung của nền kinh tế đi xuống. Tổng cầu có thể giảm vì:  

  • Người tiêu dùng tiết kiệm nhiều hơn, chi tiêu ít đi 
  • Chính phủ cắt giảm chi tiêu công 
  • Thị trường chứng khoán sụt giảm, ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng. 

Ví dụ: Trong giai đoạn dịch COVID-19, nhiều người cắt giảm các khoản mua sắm không thiết yếu do lo ngại thu nhập bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, khi chính phủ cắt giảm đầu tư công hoặc thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh (như giai đoạn đầu năm 2020), tâm lý người tiêu dùng cũng trở nên dè dặt, góp phần làm giảm cầu tiêu dùng. 

2.2 Tổng cung tăng 

Ngược lại với việc giảm cầu, nếu tổng cung - tức lượng hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế tăng mạnh; trong khi cầu không đổi hoặc giảm, giá cả sẽ có xu hướng đi xuống. Nguyên nhân có thể là do:  

  • Năng suất lao động tăng nhờ áp dụng công nghệ mới 
  • Doanh nghiệp mở rộng sản xuất, cung cấp nhiều hàng hóa hơn 
  • Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dẫn đến giảm giá bán. 

Ví dụ: Khi các sàn thương mại điện tử cạnh tranh nhau gay gắt, nhiều doanh nghiệp đua nhau giảm giá để chiếm ưu thế, dẫn đến giá hàng hóa chung trên thị trường đi xuống.  

2.3 Giảm cung tiền 

Một nguyên nhân phổ biến khác là khi cung tiền trong nền kinh tế bị thắt chặt. Điều này thường xảy ra khi ngân hàng trung ương muốn kiểm soát lạm phát hoặc ổn định tiền tệ. Các biện pháp điển hình bao gồm: 

  • Tăng lãi suất huy động 
  • Bán trái phiếu chính phủ để hút tiền về 
  • Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng. 

Ví dụ: Nếu lãi suất tiền gửi tiền ngân hàng tăng lên 15%/năm, nhiều người sẽ lựa chọn gửi tiền thay vì tiêu dùng hoặc đầu tư, làm giảm dòng tiền trong thị trường và kéo theo giá cả hàng hóa đi xuống. 

3-giam-phat-dien-ra-khi-muc-gia-lien-tuc-giam-sut.webp

Giảm phát diễn ra khi mức giá liên tục giảm sút 

3.Giảm phát có lợi hay có hại? 

Tuy giảm phát không phổ biến như lạm phát, nhưng khi xảy ra, giảm phát tác động rõ rệt đến cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân – từ người tiêu dùng, người gửi tiết kiệm đến người lao động. Dưới đây là lợi ích ngắn hạn và tác hại dài hạn của giảm phát dưới góc nhìn đời sống cá nhân:  

3.1 Lợi ích ngắn hạn 

Trong giai đoạn đầu, giảm phát có thể tạo ra cảm giác tích cực đối với một số nhóm người:  

Người tiêu dùng: Mua được nhiều hơn với cùng số tiền 

Khi giá hàng hóa và dịch vụ giảm, người tiêu dùng có thể chi tiêu hiệu quả hơn. Ví dụ, nếu trước đây bạn cần 1 triệu đồng để mua thực phẩm cho cả tuần, thì khi giá giảm 10%, bạn chỉ cần 900.000 đồng. số tiền còn lại có thể được tiết kiệm hoặc sử dụng cho những nhu cầu khác. Điều này tạo ra cảm giác “giàu lên” tạm thời vì sức mua của đồng tiền tăng. 

Người gửi tiết kiệm: Tiền trong ngân hàng không bị mất giá 

Khác với lạm phát, tiền sẽ mất giá theo thời gian; trong giảm phát, đồng tiền trở nên “quý” hơn. Nếu bạn có 100 triệu đồng gửi tiết kiệm và không tiêu đến trong một năm, thì đến cuối năm, bạn có thể dùng số tiền đó mua được nhiều hơn so với đầu năm, ngay cả khi lãi suất không cao. 

Người cho vay: Giá trị thực của khoản nợ tăng lên 

Khi đồng tiền tăng giá, khoản tiền mà người vay phải trả lại sẽ có giá trị cao hơn. Ví dụ, nếu bạn cho người khác vay 50 triệu đồng, thì khi giảm phát xảy ra, khoản tiền đó có giá trị mua sắm lớn hơn lúc bạn cho vay, nghĩa là bạn "lời" về giá trị thực. 

4- nguoi-tieu-dung-co-xu-huong-chi-tieu-cho-nhung-mon-hang-xa-xi.webp

Người tiêu dùng dễ dàng sở hữu những món hàng có giá trị trong thời giảm phát 

3.2 Tác hại dài hạn 

Tuy nhiên, những lợi ích kể trên thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Nếu giảm phát kéo dài, chúng sẽ gây ra tác động dây chuyền khiến toàn bộ nền kinh tế và từng cá nhân bị ảnh hưởng tiêu cực:  

Doanh nghiệp: Khó tồn tại khi giá bán ngày càng giảm 

Khi người tiêu dùng chờ đợi giá giảm thêm mới mua, doanh nghiệp phải liên tục hạ giá sản phẩm để bán được hàng. Doanh thu giảm, trong khi chi phí cố định như lương, thuê mặt bằng, bảo hiểm... vẫn phải trả. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ không thể tồn tại, phải đóng cửa hoặc thu hẹp quy mô. 

Người lao động: Bị giảm lương, mất việc làm 

Khi doanh nghiệp gặp khó khăn, giải pháp thường là cắt giảm nhân sự hoặc hạ lương để duy trì hoạt động. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người lao động. Mất việc làm hoặc thu nhập giảm khiến họ lại càng hạn chế chi tiêu, kéo theo tổng cầu giảm mạnh hơn. 

Người tiêu dùng: Dè dặt hơn, không muốn chi tiền 

Mặc dù ban đầu được lợi vì giá giảm, nhưng dần dần người tiêu dùng hình thành tâm lý “đợi giá rẻ hơn rồi mua sau”. Chính sự trì hoãn này khiến thị trường càng ảm đạm, doanh số bán hàng giảm và nền kinh tế đi vào vòng xoáy giảm phát. Càng giảm giá, càng ít người tiêu, càng khó phục hồi. 

5-ty-le-that-nghiep-tang-cao-trong-thoi-ky-giam-phat.webp

Tỷ lệ thất nghiệp có nguy cơ tăng cao trong thời kỳ giảm phát 

4. Sự khác biệt giữa giảm phát và lạm phát 

Giảm phát và lạm phát đều là biểu hiện của sự mất cân bằng trong nền kinh tế và có thể gây ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của mỗi cá nhân. Dưới đây bảng so sánh những điểm khác nhau của hai hiện tượng này:  

Tiêu chí 

Giảm phát 

Lạm phát 

Giá cả 

Giảm liên tục 

Tăng liên tục 

Sức mua đồng tiền 

Tăng 

Giảm 

Ảnh hưởng đến tiêu dùng 

Người dân trì hoãn chi tiêu 

Người dân chi tiêu nhiều hơn 

Ảnh hưởng đến doanh nghiệp 

Doanh thu giảm, lợi nhuận giảm 

Doanh thu tăng, nhưng chi phí cũng tăng 

Tác động đến nền kinh tế 

Dễ dẫn đến suy thoái kinh tế 

Nếu kiểm soát tốt, thúc đẩy tăng trưởng 

5. Giảm phát ở Trung Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào? 

Theo số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) công bố sáng 10/04, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này giảm 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 3 vừa qua giá tiêu dùng ở Trung Quốc giảm. Đặc biệt, hiện tượng này diễn ra trong thời điểm kinh tế Trung Quốc có phần ảm đạm vì cuộc chiến thuế quan với Mỹ.  

Vậy Trung Quốc sẽ tác động đến kinh tế các nước láng giềng như Việt Nam thế nào trước tình hình nội địa liên tục giảm tiêu?  

Khi nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng giảm phát, nhu cầu tiêu dùng nội địa của quốc gia này suy yếu đáng kể, kéo theo việc cắt giảm nhập khẩu từ các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Những mặt hàng Việt Nam chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất bao gồm nông sản (thanh long, mít, sầu riêng), thủy sản (tôm, cá tra), cao su và sản phẩm gỗ.  

6-viet-nam-giam-xuat-khau-sang-trung-quoc-neu-giam-phat.webp

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ bị tác động nhất định trước nguy cơ giảm phát ở Trung Quốc 

Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đã giảm 8,3% trong 6 tháng đầu năm 2023, cho thấy tác động trực tiếp và tức thì từ tình trạng giảm phát của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này. 

Giảm phát và lạm phát đều có những tác động sâu rộng đến nền kinh tế cũng như đời sống xã hội. Hiểu rõ bản chất, nguyên nhân và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong từng giai đoạn kinh tế sẽ giúp các cá nhân giảm thiểu rủi ro và duy trì sự phát triển bền vững trong môi trường kinh tế đầy biến động.  

Đừng bỏ lỡ cơ hội trở thành người dẫn đầu xu hướng tài chính, hãy truy cập ngay trang Cẩm nang Tài chính số Toàn diện của Home Credit để cập nhật thêm nhiều kiến thức tài chính hữu ích nhé! 

 

-------  

Home Credit - Tài chính số toàn diện   

Home Credit, tập đoàn toàn chính tiêu dùng toàn cầu, tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 và hiện là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6000 nhân viên đã và đang phục vụ 16 triệu khách hàng trên cả nước.   

Tìm hiểu thêm các sản phẩm nhà Home Credit:   

Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:   

Hotline tư vấn: 

Chia sẻ tới

Nhật ký liên quan

00-so-du-kha-dung-la-gi-thumbnail.webp
Quản lý tài chính
News thumbnail
00-tu-lanh-mini-dien-may-xanh-thumbnail.webp
Xem tất cả
zalo-icon
Footer Logo

CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM

Tầng G, 8 & 10, Tòa nhà Phụ Nữ, 20 Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Hotline

Hotline 1900 633 633


Sản phẩm thẻ và Home PayLater

Sản phẩm thẻ và Home PayLater 1900 633 999


Email

Email info@homecredit.vn


Điểm giới thiệu dịch vụ

Điểm giới thiệu dịch vụ

Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Tải ứng dụng Home Credit

Để quản lý khoản vay và nhận các ưu đãi độc quyền trên ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

© 2023 Bản quyền thuộc về Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam. Bằng việc truy cập vào website này, tôi đồng ý với các Chính sách của Home Credit liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân của tôi.