Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển, việc hiểu rõ các chỉ số kinh tế vĩ mô trở nên vô cùng quan trọng. Một trong những chỉ số nổi bật và được quan tâm nhất chính là GDP (Tổng sản phẩm quốc nội). GDP không chỉ phản ánh sức khỏe của nền kinh tế mà còn là công cụ hữu ích để so sánh sự phát triển kinh tế giữa các quốc gia.
Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu GDP là gì, công thức tính toán, ý nghĩa và ảnh hưởng của GDP trong nền kinh tế. Đọc ngay!
Bài viết liên quan:
GDP là chỉ số phản ánh sự phát triển của nền kinh tế quốc gia
GDP (Gross Domestic Product) được hiểu là tổng sản phẩm quốc nội hoặc tổng sản phẩm nội địa. GDP đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Chỉ số này được sử dụng để đánh giá tình hình kinh tế của một quốc gia, bao gồm:
GDP để đo lường hiệu quả của các chính sách kinh tế đã được ban hành
Việc nắm được chính xác GDP giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế, mức sống và sự phát triển của một quốc gia. Bạn có thể tham khảo nhanh các tính GDP theo 3 phương pháp sau:
Công thức tính GDP theo chi tiêu được xác định bằng tổng chi tiêu cuối cùng của tất cả các đối tượng tiêu dùng trong nền kinh tế:
GDP=C+I+G+(X-M) = C+I+G+NX |
Trong đó:
Ví dụ về GDP tính theo chỉ tiêu: Một nền kinh tế đơn giản bao gồm: các hộ gia đình, chủ nhà máy xay bột và chủ lò bánh mì. Thông thường, các hộ gia đình sẽ mua bánh mì từ chủ lò bánh với giá là 100.000 VNĐ và bột mì từ chủ nhà máy xay bột với giá là 10.000 VNĐ.
Giả sử các hộ gia đình không sử dụng các sản phẩm trung gian nào khác. GDP theo phương pháp chi tiêu sẽ được tính như sau: GDP = C + G + I + NX (do chỉ có chi tiêu hộ gia đình nên I= 0, G= 0, NX= 0)
GDP = 10.000 + 100.000 = 110.000 VNĐ
GDP theo chi tiêu tính bằng tổng chi tiêu của các đối tượng tiêu dùng
Phương pháp sản xuất tập trung vào việc tính tổng giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình sản xuất theo công thức:
GDP=Tổng giá trị tăng thêm (VA) = ∑(Giá trị sản xuất − Chi phí tiêu dùng) |
Trong đó:
Ví dụ về GDP tính theo sản xuất: Một nền kinh tế đơn giản bao gồm: các hộ gia đình, chủ nhà máy xay bột và chủ lò bánh mì. Thông thường, các hộ gia đình sẽ mua bánh mì từ chủ lò bánh với giá là 100.000 VNĐ và bột mì từ chủ nhà máy xay bột với giá là 10.000 VNĐ
Giả sử các hộ gia đình không sử dụng các sản phẩm trung gian nào khác, trong khi đó, chủ lò bánh mì để sản xuất đã thanh toán các khoản bao gồm: 30.000 VNĐ cho chi phí thuê lao động và 30.000 VNĐ cho dịch vụ vốn. Áp dụng theo công thức GDP= ∑(Giá trị sản xuất − Chi phí tiêu dùng)
GDP = 100.000 + 10.000 - 30.000 - 30.000 = 50.000 VNĐ
GDP theo sản xuất tập trung vào tổng giá trị tăng thêm của hàng hóa
Phương pháp tính GDP này được hiểu là tổng thu nhập mà các chủ thể lao động trong nền kinh tế tạo ra. Công thức GDP theo thu nhập được xác định bằng cách đo lường các nguồn thu nhập sau:
GDP = Tiền lương + Lợi nhuận + Tiền lãi + Thuế
Trong đó:
Ví dụ về GDP tính theo thu nhập: Một nền kinh tế đơn giản bao gồm các hộ gia đình (K), chủ nhà máy xay bột (A) và chủ lò bánh mì (B). K mua bánh mì từ B với giá là 200.000 VNĐ và bột mì từ A với giá là 20.000 VNĐ. B mua bột mì từ A với giá 50.000 VNĐ để làm ra bánh mì.
Giả sử A không sử dụng các sản phẩm trung gian nào khác. Cả hai B và A đều nhận dịch vụ lao động và vốn từ K; B đã thanh toán cho K các khoản bao gồm: 40.000 VNĐ cho chi phí thuê lao động và 40.000 VNĐ cho dịch vụ vốn. Còn A đã thanh toán cho K các khoản bao gồm: 50.000 VNĐ cho chi phí thuê lao động và 20.000 VNĐ cho thuê vốn.
Lập bảng như sau:
Tên | Chi phí thuê lao động | Dịch vụ vốn | Hộ gia đình (K) nhận |
B | 40.000 | 40.000 | 80.000 |
A | 50.000 | 20.000 | 70.000 |
GDP = Tiền lương + Lợi nhuận + Tiền lãi + Thuế
= (40.000 + 50.000) + (40.000 + 20.000) = 150.000 VNĐ
GDP theo thu nhập tính trên tổng thu nhập do người lao động tạo ra
Khác với các chỉ số kinh tế thông thường, GDP không chỉ đơn thuần là một con số duy nhất, với mỗi trường hợp khác nhau, GDP sẽ được tính toán và thể hiện với những ý nghĩa riêng biệt:
GDP xanh đề cao phát triển bền vững song song với tăng trưởng kinh tế
Chỉ số GDP chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chính, trong đó, 3 nhân tố tác động mạnh nhất đến sự hình thành của GDP là:
GNP, GDP và chỉ số tiêu dùng CPI có mối quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau. Tuy nhiên, về mặt bản chất, 3 chỉ số trên cũng có những điểm khác biệt rõ rệt sau:
Tiêu chí | GDP - Tổng sản phẩm quốc nội | GNP - Tổng sản phẩm quốc dân | CPI - Chỉ số tiêu dùng |
Phạm vi | Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất được trong một khoảng thời gian nhất định, tính bên trong lãnh thổ quốc gia đó. | Tổng sản lượng quốc gia bao gồm tổng các giá trị hàng hóa, dịch vụ cuối cùng mà công dân nước đó tạo ra trong và ngoài lãnh thổ. | Số tiền trung bình một người dân dùng để mua hàng hóa và dịch vụ thiết yếu bao gồm: thực phẩm, quần áo, giáo dục, truyền thông, phương tiện di chuyển, giải trí, y tế và những mặt hàng khác. |
Công thức | GDP = C+I+G+NX | GNP = (X-M)+NR+C+I+G | CPI = 100 x (Chi phí mua giỏ hàng thời kỳ t /Chi phí mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở) |
Ứng dụng | GDP là chỉ số đo lường được quốc gia sử dụng để tính toán tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm | GNP được ngân hàng thế giới sử dụng để đưa ra các ước tính về nền kinh tế của các quốc gia | CPI dùng để xác định tỷ lệ lạm phát hay đánh giá sức mua của đồng tiền quốc gia. |
Chỉ số GDP cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát về quy mô và hiệu quả của nền kinh tế thông qua việc tổng hợp giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong năm. Mặc dù vậy, GDP cũng có một số ưu điểm và hạn chế nhất định:
Ưu điểm:
Hạn chế:
Tăng trưởng GDP nhanh tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường
GDP là chỉ số rất quan trọng trong việc xây dựng chính sách điều hành vĩ mô. Theo dự đoán của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và UOB đều dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 sẽ đạt mức khoảng 6,5%. Con số này cao hơn so với dự báo ban đầu, cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ sau những ảnh hưởng của đại dịch.
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đặt mục tiêu GDP năm 2025 sẽ tăng trưởng từ 6,5% - 7,0%. Mức tăng trưởng này cho thấy nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định và bền vững. Bên cạnh đó, với việc đa dạng hóa các lĩnh vực sản xuất cùng khả năng thích ứng với biến động của kinh tế toàn cầu cũng giúp Việt Nam kiểm soát lạm phát và duy trì sự ổn định cho đồng tiền quốc gia.
GDP là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá tình hình kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Việc nắm rõ các tác động của tỷ suất GDP trong nền kinh tế sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn quy luật vận hành của thị trường. Để củng cố nền tảng tài chính cá nhân, bạn hãy tham khảo thêm các mẹo hay chỉ có tại trang Cẩm nang Tài chính số Toàn diện của Home Credit ngay hôm nay!
-------
Home Credit - Tài chính số toàn diện
Home Credit, tập đoàn toàn chính tiêu dùng toàn cầu, tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 và hiện là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6000 nhân viên đã và đang phục vụ 16 triệu khách hàng trên cả nước.
Tìm hiểu thêm các sản phẩm nhà Home Credit:
Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline tư vấn:
CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM
Tầng G, 8 & 10, Tòa nhà Phụ Nữ, 20 Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM
© 2023 Bản quyền thuộc về Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam. Bằng việc truy cập vào website này, tôi đồng ý với các Chính sách của Home Credit liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân của tôi.