00-fintech-la-gi-banner.jpg

Fintech là gì? Cách hoạt động và 4 hình thức fintech phổ biến 2025

Ngày đăng 04/12/2024

Trong bối cảnh công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ, Fintech dần trở thành một thuật ngữ quen thuộc trong ngành tài chính. Năm 2025 đánh dấu sự xuất hiện của nhiều hình thức Fintech khác nhau, từ thanh toán điện tử đến cho vay trực tuyến, mở ra nhiều cơ hội tài chính cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. 

Trong bài viết này, Home Credit sẽ giới thiệu cho bạn "tất tần tật" từ khái niệm đến cách thức hoạt động và 4 hình thức phát triển phổ biến nhất của Fintech trên thị trường hiện nay. Tìm hiểu ngay! 

Bài viết liên quan: 

1-fintech-la-xu-huong-moi-khi-ung-dung-cong-nghe-vao-linh-vuc-tai-chinh.jpg

Fintech – Xu hướng mới kết hợp công nghệ và tài chính 

1. Fintech là gì? 

Fintech là viết tắt của "Financial Technology" (công nghệ tài chính). Đây là thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt động tài chính, giúp tạo ra các dịch vụ, phần mềm và ứng dụng thanh toán trực tuyến thông minh. 

Với những tiện ích hiện hữu, Fintech đang dần ảnh hưởng đến xu hướng thanh toán của người dùng và đóng vai trò quan trọng không thể phủ nhận trong thời đại số hóa hiện nay: 

  • Giải pháp tiết kiệm chi phí: Việc ứng dụng công nghệ tài chính góp phần giảm thiểu giao dịch tiền mặt, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bảo quản tiền và phí quản lý vận hành. 
  • Mở rộng nền tảng tiếp cận tài chính: Fintech đưa nguồn vốn tới gần người dùng hơn nhờ việc mở rộng các danh mục sản phẩm tài chính, đáp ứng mọi nhu cầu vay nhỏ lẻ của cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. 
  • Thúc đẩy chuyển dịch xu hướng thanh toán: Sự tiện lợi của hình thức giao dịch số fintech đã dần thay đổi thói quen của nhiều người dùng - từ chi tiêu bằng tiền mặt sang thanh toán trực tuyến trên điện thoại.

2-fintech-ho-tro-thanh-toan-moi-giao-dich-chi-voi-mot-chiec-dien-thoai.jpg

Fintech giúp mọi giao dịch được thanh toán dễ dàng chỉ với một chiếc điện thoại 

2. Cách hoạt động của Fintech 

Về cơ bản, Fintech đang vận hành trên thị trường hiện nay dựa trên mối quan hệ 3 bên, bao gồm công ty Fintech, người dùng và các định chế tài chính. Vì vậy, bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm tài chính trên không gian mạng, các công ty công nghệ tài chính còn phải trực tiếp tương tác với người dùng và các định chế tài chính để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn khi sử dụng ứng dụng tài chính số. 

Nhờ thấu hiểu nhu cầu người dùng, Fintech đã làm thay đổi các dịch vụ tài chính truyền thống với những mô hình mới như Internet Banking, Mobile Banking, QR code, ngân hàng số và ví điện tử. Để vận hành hiệu quả các dịch vụ này, công ty fintech cần chọn lọc và sử dụng công nghệ số phù hợp. Việc vận dụng các công nghệ tiên tiến như AI, blockchain, big data,… để xây dựng hệ thống gần như đã trở nên rất phổ biến. 

Fintech là việc áp dụng hệ thống sinh trắc học giúp nâng cao tính an toàn, bảo mật và mang lại sự hài lòng hơn cho người dùng. Nhờ vào cách thức hoạt động trên, Fintech ngày càng chiếm lĩnh thị trường, thay thế dần cách chi tiêu và quản lý tiền bạc truyền thống. 

3-fintech-bao-ve-giao-dich-cua-ban-duoc-an-toan-va-minh-bach.jpg

Ứng dụng công nghệ tiên tiến, fintech mang đến sự an toàn và minh bạch cho mọi giao dịch tài chính 

3. Phân loại các hình thức Fintech phổ biến 

3.1. Ví điện tử 

Ví điện tử là dịch vụ tài chính số cho phép người dùng thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến. Bạn có thể thực hiện hàng loạt các thao tác như nạp tiền vào ví, chuyển - nhận tiền online, thanh toán hóa đơn hoặc mua sắm trực tuyến trên các ví điện tử phổ biến như MoMo, VNPay, ZaloPay,... 

4-vi-dien-tu-ho-tro-ban-hoan-tat-moi-giao-dich-thanh-toan-truc-tuyen.jpg

Ví điện tử hỗ trợ bạn hoàn tất mọi giao dịch thanh toán trực tuyến 

3.2. Ngân hàng trực tuyến (E-banking) 

Ngân hàng trực tuyến cho phép người dùng thực hiện các giao dịch ngân hàng qua internet mà không cần đến chi nhánh. Người dùng có thể kiểm tra số dư, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn như điện, nước, 3G/4G data và nhiều dịch vụ khác trên cùng một tài khoản. Ngoài ra, tính năng gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm online của E-banking cũng cho phép người dùng linh động gửi thêm tiền vào tài khoản mà không cần tới trực tiếp ngân hàng. 

3.3. Đầu tư trực tuyến 

Hiện nay, các loại hình đầu tư trực tuyến cho phép người dùng mua bán cổ phiếu, trái phiếu hoặc các sản phẩm tài chính khác thông qua nền tảng trực tuyến. Người dùng có thể theo dõi thị trường, phân tích dữ liệu và thực hiện giao dịch ngay lập tức từ thiết bị của mình. 

3.4. Cho vay ngang hàng (P2P Lending) 

P2P Lending, hay cho vay ngang hàng, là hình thức kết nối trực tiếp người vay và người cho vay qua nền tảng trực tuyến, bỏ qua trung gian tài chính truyền thống. Hình thức này giúp công nhân tại các khu công nghiệp hoặc thành phố lớn dễ dàng tiếp cận nguồn vốn với lãi suất cạnh tranh và thủ tục đơn giản. Tuy nhiên, vì không có đơn vị trung gian như các tổ chức tài chính đứng ra đảm bảo, người đi vay cần phải cần thận trọng với rủi ro tiềm ẩn, đồng thời nên lựa chọn nền tảng uy tín để đảm bảo an toàn tài chính. 

5-p2p-lending-ket-noi-nguoi-vay-va-nguoi-cho-vay-qua-nen-tang-truc-tuyen.jpg

P2P Lending kết nối người vay và người cho vay qua nền tảng trực tuyến 

4. Thách thức và rủi ro trong lĩnh vực Fintech 

Ngoài những tiện ích cho người dùng, Fintech cũng phải đối diện với những thách thức và rủi ro về bảo mật thông tin liên quan đến hai vấn đề chính: 

  • An ninh mạng: Vấn đề bảo mật dữ liệu là thách thức lớn nhất trong ngành Fintech. Các cuộc tấn công mạng có thể gây rò rỉ thông tin, gây thiệt hại không chỉ cho người dùng mà còn cho uy tín của công ty. 
  • Quy định pháp lý: Các công ty Fintech phải đối mặt với nhiều quy định pháp lý phức tạp và thay đổi liên tục. Việc tuân thủ các quy định này không chỉ tốn thời gian nghiên cứu mà còn đòi hỏi nguồn lực lớn. 
  • Hoạt động và công nghệ: Sự phụ thuộc vào công nghệ cao có thể dẫn đến rủi ro về hoạt động, như lỗi hệ thống, gián đoạn dịch vụ hoặc các vấn đề kỹ thuật khác, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng. 

5. Xu hướng tương lai của Fintech 

Các công ty Fintech dự kiến sẽ đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản phẩm tài chính mới dựa trên 2 xu hướng hiện đại và bền vững sau: 

5.1. Sự phát triển bền vững 

Một số các công ty đang nghiên cứu để ứng dụng làn sóng "fintech xanh" vào sản phẩm mới. Fintech xanh gồm những hình thức như: thanh toán số xanh, giải pháp đầu tư số xanh, phân tích kỹ thuật số xanh, huy động vốn từ cộng đồng cho các dự án xanh, phân tích rủi ro xanh, cho vay kỹ thuật số xanh, giải pháp tài sản số xanh và công nghệ quản lý xanh. 

Có thể hiểu, các doanh nghiệp Fintech sẽ theo dõi lượng khí thải từ các máy móc, thiết bị điện tử dựa theo báo cáo đánh giá tác động môi trường. Từ đó, công ty Fintech phải có kế hoạch xây dựng các sản phẩm số vừa tồn tại bền vững vừa có lượng khí thải carbon vào môi trường ở mức thấp nhất. 

5.2. Tích hợp công nghệ mới 

Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ máy học (Machine learning) dự kiến sẽ được vận dụng nhiều hơn trong tương lai. Theo đó, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được sử dụng để nắm bắt nhanh trải nghiệm của người dùng thông qua các kênh chat tư vấn và chatbots miễn phí. 

Trong khi đó, công nghệ máy học (Machine learning) được các doanh nghiệp Fintech dự tính dùng để tìm hiểu hành vi người dùng nhằm cải tiến giao dịch trực tuyến trở nên đơn giản hơn. Xu hướng tích hợp hai công nghệ này trong tương lai sẽ giúp các công ty tài chính tạo ra sản phẩm đổi mới có giao diện thân thiện với người dùng. 

6-fintech-day-manh-theo-huong-ung-dung-toi-da-su-phat-trien-cong-nghe.jpg

Fintech đẩy mạnh theo hướng ứng dụng tối đa sự phát triển công nghệ 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn Fintech là gì, cách hoạt động và những ứng dụng phổ biến của công nghệ tài chính trên thị trường hiện nay. Các hình thức như thanh toán di động, cho vay trực tuyến, đầu tư tự động và quản lý tài sản đang mở ra nhiều cơ hội tiếp cận vốn mới cho người tiêu dùng. 

Với việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động tài chính, Home Credit cũng là giải pháp số toàn diện giúp bạn hiện thực hóa những mục tiêu cá nhân hiệu quả hơn với thẻ tín dụng, vay trả góp điện tử và bảo hiểm. Tải ứng dụng Home Credit ngay hôm nay để nhận các gói ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho bạn! 

 

-------  

Home Credit - Tài chính số toàn diện   

Home Credit, tập đoàn toàn chính tiêu dùng toàn cầu, tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 và hiện là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6000 nhân viên đã và đang phục vụ 16 triệu khách hàng trên cả nước.   

Tìm hiểu thêm các sản phẩm nhà Home Credit:   

Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:   

Hotline tư vấn: 

Chia sẻ tới

Nhật ký liên quan

00-tai-san-la-gi-thumbnail.webp
Quản lý tài chính
00-tu-lanh-lg-inverter-thumbnail.webp
00-tu-lanh-beko-thumbnail.webp
Xem tất cả
zalo-icon
Footer Logo

CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM

Tầng G, 8 & 10, Tòa nhà Phụ Nữ, 20 Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Hotline

Hotline 1900 633 633


Sản phẩm thẻ và Home PayLater

Sản phẩm thẻ và Home PayLater 1900 633 999


Email

Email info@homecredit.vn


Điểm giới thiệu dịch vụ

Điểm giới thiệu dịch vụ

Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Social Media Channel
Tải ứng dụng Home Credit

Để quản lý khoản vay và nhận các ưu đãi độc quyền trên ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

Tải ứng dụng Home Credit

© 2023 Bản quyền thuộc về Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam. Bằng việc truy cập vào website này, tôi đồng ý với các Chính sách của Home Credit liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân của tôi.